tailieunhanh - Nỗi đau của đom đóm - Phần 6

Du Thư Lượng nói: “Cũng gần như vậy. Cậu cứ nghĩ đi, tại sao chỉ riêng mình cậu có thể nhìn thấy được tình cảnh giết người trong ảo giác, có thể tự mình cảm nhận được bi kịch bị sát hại. Theo nền tảng chủ nghĩa tồn tại và liệu pháp ý nghĩa của Frankl, một người, khi đã là một ‘thiên tài’, sự tồn tại của anh ta nhất định phải có ý nghĩa, có lẽ, chờ khi mọi việc lộ rõ chân tướng, ý nghĩa của các ‘khả năng đặc biệt’ này, ý nghĩa thật sự của. | “Đối với một số người bình thường như chúng ta mà nói, mất đi người thân yêu nhất, là bất hạnh lớn nhất của đời người, tâm trạng của cậu lúc này, tôi có thể không cần suy nghĩ cũng rõ.” Con người này nói năng văn vẻ, không giống “người bình thường”, Quan Kiện cảm thấy có chút khó chịu. “Những người đến độ tuổi như tôi, đa số đều đã trải qua nỗi đau mất đi người thân, không chỉ biết được mức độ đau khổ, mà còn biết được những tình cảm nhớ thương phức tạp khác nữa”. Người đó từ từ ngẩng đầu lên, đập vào mắt Quan Kiện trước tiên là một cặp kính gọng đen thô, sau cặp kính là đôi mắt chứa đầy vẻ ưu tư thăng trầm và thành khẩn. Khi ông ta đứng thẳng người lại, còn cao hơn dáng người vốn đã được coi là cao lớn của Quan Kiện đến nửa cái đầu, ốm hơn, gần 50 tuổi, mặt lưỡi cày, không có một chút cơ thịt nào, thần thái toát lên vẻ khiêm tốn và đáng kính trọng. Nhưng không biết tại sao, Quan Kiện lại có thể cảm giác được dưới bộ veston đen được may khéo kia là một người có tính khí gàn bường và cố chấp.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN