tailieunhanh - SƯU TẦM NGUỒN GỐC TỘC HỌ TRẦN GIA
Vào những dịp ấy, người lớn tuổi trong bữa cơm đầm ấm của ngày đầu xuân, thường hay “ÔN CỐ TRI TÂN”, kể lại những câu chuyện quan trọng của gia đình, dòng tộc, mang tính chất giáo dục, để định hướng tốt cho con cái. Năm nay, là tết Nhâm Thìn (2012). Anh em chúng tôi lại có dịp quây quần bên nhau, trong ngày cúng giỗ ông bà. Gia đình nhà tôi có 2 ngày giỗ vào dịp tết là ngày dẫy mã 24 tháng chạp (Khi nghiên cứu về gia phả họ Trần, tôi mới phát hiện ra , đây cũng là ngày. | : Chưa rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh.(Ngày giỗ: 24 tháng chạp, cũng là ngày cúng dẫy mả của gia đình). Hiện nay, ở Trường úc có hai ngôi mộ lớn nằm song song bên cạnh nhau. Mộ bà cụ tổ chôn ở phía bên trong gần hàng rào- phía bên ngoài nằm song song với ngôi mộ bà cố tổ là ngôi mộ của người con gái đầu của ông Trần Bồi và bà Đào Thị Lan chết lúc còn nhỏ ( ở miền trung con cả gọi là thứ hai), không rõ họ, tên, tuổi. Ngoài ra còn một ngôi mộ nhỏ nằm bên cạnh là do bà cố Đào Thị Lan, đẻ non người con thứ 4. Theo lời ba tôi kể lại, trước khi về ở thôn Dương Lăng giữ kho lúa cho điền chủ Bá Cẩn, ông cố tôi (tức ông Trần Bồi), khi lập gia đình vẫn chưa có đất riêng để cất nhà phải đưa mẹ ( là bà cố tổ sinh ra họ Trần) về ở tạm trong mảnh vườn của nhà ông Lục ở Trường Úc. Như vậy bà cố tổ chắc chắn phải có một ngôi nhà, là nơi bà cất tiếng khóc chào đời. Vậy ngôi nhà này nằm ở đâu? Tại sao bà cố tổ khi xuống ở Quy Nhơn làm thuê vẫn chưa có nhà riêng để ở, phải ở chung trong nhà điền chủ Nguyễn Đaị Nhơn. Cần tiếp tục truy tìm làm rõ.
đang nạp các trang xem trước