tailieunhanh - Những sắc thái cảm thức thẩm mỹ trong thơ Haiku

Thơ haiku Nhật bản là một sản phẩm tinh thần quý giá của đời sống văn hoá đất nước Phù Tang. Nó là một thể thơ đặc biệt trong thơ cổ truyền của Nhật bản. Phần lớn các nhà thơ haiku đều là các thiền sư. Chính những nhà thơ thiền sư này đã đưa thiền vào thơ. Vì thế, họ nhìn đời với con mắt nhà sư nhưng bằng tâm hồn của người nghệ sĩ. | Những sắc thái cảm thức thẩm mỹ trong thơ Haiku Nhật Bản Thơ haiku Nhật bản là một sản phẩm tinh thần quý giá của đời sống văn hoá đất nước Phù Tang. Nó là một thể thơ đặc biệt trong thơ cổ truyền của Nhật bản. Phần lớn các nhà thơ haiku đều là các thiền sư. Chính những nhà thơ thiền sư này đã đưa thiền vào thơ. Vì thế họ nhìn đời với con mắt nhà sư nhưng bằng tâm hồn của người nghệ sĩ. Cho nên đối với họ thơ với đời đời với thiên nhiên là một trong sự gắn kết mật thiết. Đây là điểm xuất phát để giải thích vì sao thơ haiku thấm đẫm chất thiền. Do ảnh hưởng của tư tưởng Thiền tông trong nhận thức cuộc sống nên thơ haiku thể hiện những cảm thức thẩm mỹ khác nhau. Chính điều này góp phần tạo nên tính đặc sắc của thơ haiku và khiến nó trở thành một thể thơ độc đáo. Phát hiện và khẳng định những cái đẹp hiện hữu trong những sự vật bình thường của đời sống là một trong những nguyến lý thẩm mỹ của thơ haiku. Những cảm thức thẩm mỹ này thể hiện cái nhìn của các thi sĩ haiku trước hiện thực mang đậm màu sắc Thiền tông gắn với thiên nhiên và con người. Trong thơ haiku các cảm thức thẩm mỹ như sabi wabi aware và karumi được thể hiện rất rõ nhằm diễn đạt những yếu tố tâm linh 1. Cảm thức Sabi Sabi tịch là cảm thức nổi trội của thơ haiku và thể .