tailieunhanh - Phương pháp Pemanganat
Nguyên tắc của phương pháp: Phương pháp pemanganat dựa trên phản ứng oxi hoá của ion MnO4-. Khả năng oxi hoá của ion MnO4- phụ thuộc vào độ axit của môi trường phản ứng. Như vây khả năng oxi hóa của MnO4 trong môi trường axit lớn hơn rất nhiều so với môi trường trung tính hay kiềm. | Trường ĐH Tài Nguyên Môi Trường HN Khoa: Môi Trường Ngành: Kĩ thuật môi trường BÀI THẢO LUẬN Danh sách nhóm 9: Trần Thuỳ Linh Nguyễn Thị Huyền Phạm Thị Tâm Đỗ Đình Đức Nguyễn Văn Dung Nguyễn Thị Phương Thuý Nguyễn Thị Yến A. Phương pháp Pemanganat I. Nguyên tắc của phương pháp: Phương pháp pemanganat dựa trên phản ứng oxi hoá của ion MnO4-. Khả năng oxi hoá của ion MnO4- phụ thuộc vào độ axit của môi trường phản ứng. Trong dung dịch axit: MnO4- + 8H+ +5e ↔ Mn2+ + 4H2O EoMnO4-/Mn2+ = 1,51V Trong dunh dịch axit yếu, trung bình và bazơ: MnO4- + 3e + 2H2O ↔ MnO2 + 4OH- EoMnO4-/MnO2- = 0,588V Trong dung dịch kiềm mạnh: MnO4- + e ↔ MnO42- EoMnO4-/MnO42-= 0,564V Như vậy khả năng oxi hoá của MnO4- trong môi trường axit lớn hơn rất nhiều so với môi trường trung tính hay kiềm. Trong môi trường axit sản phẩm là Mn2+ không màu nên khi ta cho dư một lượng dư KMnO4 thì cũng làm cho dung dịch chuyển sang màu tím nhạt, nên chính KMnO4 cũng là chất chỉ thị. Trong thực tế phương pháp chỉ dùng trong môi trường axit mạnh: Để tạo môi trường axit ta dùng H2SO4 chứ không HCl vì Cl- khử được MnO4- tạo thành Cl2 và cũng không dùng HNO3 vì HNO3 là chất oxi hóa mạnh sẽ làm sai kết quả chuẩn độ. Phương pháp pemanganat có ưu điểm là: + không phải dùng chất chỉ thị + có thể dùng để xác định nhiều chất khác nhau. Nhược điểm: Cần chuẩn hoá lại KMnO4 vì KMnO4 không phải là chất gốc. II. Độ bền của KMnO4: KMnO4 thường không tinh khiết, bao giờ cũng chứa tạp chất là sản phẩm khử MnO2. Khi có mặt MnO2 nó đóng vai trò xác tác cho sự tự phân huỷ của MnO4-: 4MnO4- + 2H2O ↔ 4MnO2 + 3O2 +4OH- Ngoài ra KMnO4 là chất oxi hoá mạnh, dễ bị khử bởi các chất hữu cơ có trong nước, trong bụi không khí, bị phân huỷ bởi ánh sáng Vì vậy dung dịch KMnO4 sau khi pha xong phải lọc hết vết MnO2 và bảo quản phải đựng trong lọ có màu nâu, đậy kín, tránh không để dung dịch tiếp xúc với bụi bặm hoặc các chất hữu cơ, để yên một thời gian rồi mới chuẩn hoá trước khi dùng Khi có mặt Mn2+ thì MnO4- cũng không bền do phản ứng: . | Trường ĐH Tài Nguyên Môi Trường HN Khoa: Môi Trường Ngành: Kĩ thuật môi trường BÀI THẢO LUẬN Danh sách nhóm 9: Trần Thuỳ Linh Nguyễn Thị Huyền Phạm Thị Tâm Đỗ Đình Đức Nguyễn Văn Dung Nguyễn Thị Phương Thuý Nguyễn Thị Yến A. Phương pháp Pemanganat I. Nguyên tắc của phương pháp: Phương pháp pemanganat dựa trên phản ứng oxi hoá của ion MnO4-. Khả năng oxi hoá của ion MnO4- phụ thuộc vào độ axit của môi trường phản ứng. Trong dung dịch axit: MnO4- + 8H+ +5e ↔ Mn2+ + 4H2O EoMnO4-/Mn2+ = 1,51V Trong dunh dịch axit yếu, trung bình và bazơ: MnO4- + 3e + 2H2O ↔ MnO2 + 4OH- EoMnO4-/MnO2- = 0,588V Trong dung dịch kiềm mạnh: MnO4- + e ↔ MnO42- EoMnO4-/MnO42-= 0,564V Như vậy khả năng oxi hoá của MnO4- trong môi trường axit lớn hơn rất nhiều so với môi trường trung tính hay kiềm. Trong môi trường axit sản phẩm là Mn2+ không màu nên khi ta cho dư một lượng dư KMnO4 thì cũng làm cho dung dịch chuyển sang màu tím nhạt, nên chính KMnO4 cũng là chất chỉ thị. Trong thực tế phương pháp chỉ dùng trong môi
đang nạp các trang xem trước