tailieunhanh - Giáo trình cơ sở lý thuyết hoá học - Chương 5

Nhiệt động học nghiên cứu quy luật điều khiển sự trao đổi năng lượng bao gồm 2 quan điểm: 1. Quan điểm cổ điển: chỉ thiết lập hệ thức năng lượng với áp suất (P), thể tích (V), nhiệt độ (T) mà không chú ý đến cấu tạo của nguyên tử, phân tử và cơ chế chuyển hoá. 2. Quan điểm nhiệt động học thống kê: Xác định năng lượng dựa vào tính chất của các nguyên tử và phân tử. Nhiệt động học áp dụng vào hoá học được gọi là nhiệt động học hoá học. Nội dung. | Chương 5 NHIỆT ĐỘNG HOÁ HỌC Nhiệt động học nghiên cứu quy luật điều khiển sự trao đổi năng lượng bao gồm 2 quan điểm 1. Quan điểm cổ điển chỉ thiết lập hệ thức năng lượng với áp suất P thể tích V nhiệt độ T mà không chú ý đến cấu tạo của nguyên tử phân tử và cơ chế chuyển hoá. 2. Quan điểm nhiệt động học thống kê Xác định năng lượng dựa vào tính chất của các nguyên tử và phân tử. Nhiệt động học áp dụng vào hoá học được gọi là nhiệt động học hoá học. Nội dung chủ yếu của nhiệt động hoá học dựa trên ba nguyên lý cơ bản của nhiệt động học. Trên cơ sở vận dụng ba nguyên lý cơ bản này nhiệt động hoá học cho phép - Tính được năng lượng trao đổi của phản ứng hoá học- Tiên đoán được chiều của của phản ứng hoá học-Giới hạn tự diễn biến của một phản ứng hoá học. . MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NHIỆT ĐỘNG HỌC . Hệ và môi trường Hệ là một vật một nhóm vật được tách riêng ra có thực hoặc bằng sự tưởng tượng để nghiên cứu phần còn lại là môi trường. Hệ nhiệt động học được phân chia thành nhiều loại khác nhau Hệ đồng thể có tính chất đồng nhất ở tất cả mọi điểm của hệ. Ví dụ khí nén trong bình rượu chứa trong chai. một pha Hệ dị thể hệ có hai pha trở lên có tính chất không đồng nhất trong đó các phần khác nhau của hệ được phân chia với nhau bằng bề mặt vật lý. Ví dụ nước và nước đá ở 0 OC. Hệ vật lý hệ mà trong đó xảy ra các quá trình thay đổi vật lý nhưng không có sự thay đổi về bản chất hoá học. Ví dụ sự biến đổi các trạng thái vật chất ở nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi. 49 Hệ hoá học hệ mà trong đó có một phần hoặc tất cả các thành phần hoá học tác dụng với nhau - có sự thay đổi về bản chất hoá học. Ví dụ Zn và H2SO4 chứa trong cốc thuỷ hở có sự trao đổi chất và trao đổi nhiệt với môi trường. Hệ kín có sự trao đổi nhiệt nhưng không trao đổi chất với môi trường. Hệ đoạn nhiệt Có sự trao đổi chất nhưng không có sự trao đổi nhiệt với môi trường. Hệ cô lập Không có sự trao đổi chất và không có sự trao đổi nhiệt với môi trường. Trên thực tế hệ này rất khó tồn tại. Ví .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN