tailieunhanh - VẬT LÝ BIỂN ( Đinh Văn Ưu - Nguyễn Minh Huấn - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ) - Chương 6

ÂM HỌC BIỂN SÓNG ÂM VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA THÔNG SỐ CỦA CHÚNG VỚI CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐÀN HỒI Chúng ta biết rằng dưới tác dụng của các lực, trong bất kỳ môi trường nào có trọng lượng, đàn hồi đều có thể gây ra các dao động. Trong các môi trường đàn hồi liên tục bao gồm cả nước biển, tính đàn hồi và quán tính tạo ra lực tương hỗ đàn hồi giữa các hạt của môi trường và lực quán tính khối lượng của chúng. Trong các môi trường này với các. | Chương 6 ÂM HỌC BIỂN SÓNG ÂM VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA THÔNG SỐ CỦA CHÚNG VỚI CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐÀN HỒI Chúng ta biết rằng dưới tác dụng của các lực trong bất kỳ môi trường nào có trọng lượng đàn hồi đều có thể gây ra các dao động. Trong các môi trường đàn hồi liên tục bao gồm cả nước biển tính đàn hồi và quán tính tạo ra lực tương hỗ đàn hồi giữa các hạt của môi trường và lực quán tính khối lượng của chúng. Trong các môi trường này với các đặc trưng xác định trước có thể gây ra các dao động nén giãn lan truyền với vận tốc xác định. Quá trình lan truyền nối tiếp các dao động từ phần này của môi trường đến phần khác gọi là sóng âm. Tốc độ dao động các hạt của môi trường đàn hồi gần vị trí cân bằng của chúng gọi là vận tốc dao động vận tốc truyền trạng thái dao động trong môi trường là vận tốc lan truyền sóng âm. Trong chất lỏng và chất khí chỉ đặc trưng bởi đàn hồi thể tích có thể xuất hiện và lan truyền sóng âm dọc trong dạng sóng âm này hướng dao động của các hạt môi trường trùng với hướng lan truyền sóng. Trong vật cứng có sự đàn hồi chuyển vị ngoài sóng dọc còn sinh ra các sóng ngang dịch chuyển của các hạt từ vị trí cân bằng vuông góc với hướng truyền sóng sóng biến điệu và sóng bề mặt. Khoảng cách trên hướng lan truyền sóng giữa hai điểm gần nhất khi nén dãn cực đại hoặc giữa hai điểm gần nhất có cùng pha dao động là độ dài của bước sóng. Tương quan giữa độ dài bước sóng vận tốc sóng âm c và tần số dao động xác định bằng biểu thức c f Các sóng âm theo tần số dao động có thể phân loại ra sóng hạ âm tiếng động siêu âm và sóng siêu cao. Sóng hạ âm là các dao động với tần số từ 16 - 20 Hz và thấp hơn. Tiếng động là các dao động với tần số từ 16 - 20 Hz đến 16 - 20 KHz. Siêu âm là các dao động với tần số từ 16 - 20 KHz tới 106 KHz. Sóng siêu cao là các dao động với tần số lớn hơn 106 KHz. Chúng ta xem xét mối tương quan giữa các tính chất đặc trưng của môi trường đàn hồi với các đặc trưng của sóng âm. Ký hiệu thể tích của một phần tử chất lỏng hoặc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN