tailieunhanh - LUẬN VĂN: Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp trong hội nhập kinh tế quốc tế

Dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự phát triển của kinh tế tri thức và phân công lao động xã hội mang tính quốc tế sâu rộng. Trên cơ sở đó, xuất phát từ tiềm năng và nhu cầu phát triển của mình, tất yếu các quốc gia đều phải tham gia vào sự phát triển kinh tế khu vực và quốc tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, có ý nghĩa lý luận và. | LUẬN VAN Khu kinh tê cửa khâu Đông Tháp trong hội nhập kinh tê quôc tê MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ sự phát triển của kinh tế tri thức và phân công lao động xã hội mang tính quốc tế sâu rộng. Trên cơ sở đó xuất phát từ tiềm năng và nhu cầu phát triển của mình tất yếu các quốc gia đều phải tham gia vào sự phát triển kinh tế khu vực và quốc tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Từ 07 11 2006 Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO và là Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Những sự kiện trên đã nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế tạo ra cơ hội lớn để nước ta gia nhập sâu vào nền kinh tế thế giới có điều kiện phát triển nhanh sớm thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển. Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu quan trọng. Đảng ta khẳng định Nội lực là quyết định ngoại lực là quan trọng . Thực hiện định hướng đa phương hoá đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại gắn kết kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và thế giới thông qua hoạt động thương mại và đầu tư. phối hợp hài hòa các tiêu chuẩn chính sách tham gia các định chế kinh tế toàn cầu và khu vực thực hiện hội nhập ở 3 cấp độ song phương khu vực và toàn cầu. Qua đó nền kinh tế nước ta đã phát huy tiềm năng thế mạnh của từng lĩnh vực như liên doanh liên kết hợp tác đầu tư chuyển giao công nghệ phát triển các khu đặc khu các vùng kinh tế cửa khẩu. Trong đó phát triển kinh tế cửa khẩu đối với các vùng các tỉnh có đường biên giới chung các nước là một chính sách quan trọng. Và thực tế quá trình đó các khu kinh tế cửa khẩu trong cả nước đã có sự phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nước ta. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước trong khu vực các hành lang kinh tế Đông - Tây đã hình thành gắn liền .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN