tailieunhanh - Truyền dữ liệu-chương 1

Tham khảo tài liệu 'truyền dữ liệu-chương 1', kỹ thuật - công nghệ, kĩ thuật viễn thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | _Chương 1 Những khái niệm cơ bản I - 1 raffl CHƯƠNG 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TỰ 4 VÀI DÒNG LỊCH SỬ 4 NHỮNG KHÁI NIỆM Chung 4 HỆ THỐNG TRUYỀN tương 4 HỆ THỐNG TRUYỀN SỐ HỆ THỐNG MỞ VÀ MÔ HÌNH OSI VÀI DÒNG LỊCH SỬ Thông tin dữ liệu là phương pháp truyền thông dùng mã nhị phân thay cho tín hiệu. Có thể coi lịch sử thông tin dữ liệu bắt đầu vào năm 1837 với sự phát minh điện tín của Samuel F. B. Morse. Đó là hệ thống truyền các xung điện biểu diễn cho các dấu chấm vạch tương đương với các số nhị phân 1 0 trên các đường dây đồng nhờ các máy cơ điện. Các tổ hợp khác nhau của các mã này thay cho các chữ số dấu. được gọi là mã Morse. Bản điện tín đầu tiên được phát hiện ở Anh do Charles Wheatstone và William Cooke thực hiện nhưng hệ thống của họ phải dùng 6 đường dây. Năm 1840 Morse đăng ký sáng kiến về điện tín ở Mỹ và đến năm 1844 thì đường dây điện tín đầu tiên được thiết lập giữa Baltimore và Washington . Năm 1849 bản tin đầu tiên được in nhưng với vận tốc rất chậm cho đến năm 1860 vận tốc in đạt được là 15 bps. Công ty Điện tín Miền Tây Western Union Telegraph Company được thiết lập năm 1850 ở Rochester New York cho phép thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các cá nhân. Năm 1874 Emile Baudot thiết kế được máy phát dùng phương pháp đa hợp có thể truyền cùng lúc 6 bản tin trên cùng một đường dây. Năm 1876 Alexander Graham Bell đã đưa điện tín lên một bước phát triển mới sự ra đời của điện thoại. Thay vì chuyển bản tin thành các chuỗi mã Morse Bell đã cho thấy rằng người ta có thể truyền thẳng tín hiệu điện đặc trưng cho tiếng nói trên các đường dây. Những hệ thống điện thoại đầu tiên cần các cặp đường dây khác nhau cho hai người muốn trao đổi thông tin với nhau một người phải nối điện thoại của mình vào đúng đường dây nối với điện thoại của người mà mình muốn liên lạc. Dần dần sự kết nối được thực hiện bởi các tổng đài cơ khí rồi tổng đài điện tử số . . . . Người ta không còn biết hệ thống hoạt động thế nào chỉ .