tailieunhanh - Đề tài: Đánh giá và xếp loại một số loài cây trồng thường gặp trên đường phố tại thành phố Hạ Long
Để đánh giá kết quả học tập sau 4 năm tại trường Đại học lâm nghiệp, mỗi sinh viên phải thực tập tốt nghiệp nhằm gắn liền việc học lý thuyết với thực tế, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, giúp sinh viên củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình thực tập biết vận dụng kiến thức đó vào sản xuất. | Xà cừ, Phượng vĩ, Bàng đều là loài cây đường phố tốt. Đây là những loài cây dễ gây trồng, sinh trưởng tốt tạo cảnh quan đường phố, như cây Bàng tán đẹp tạo bóng mát nhanh chỉ sau hai ba năm đã cho bóng mát và tạo cảnh quan cho đường phố, Phượng vĩ sau khi đổ gãy, cây có khả năng đâm chồi, nảy lộc ngay vì vậy cảnh quan vẫn luôn xanh tươi không bị gián đoạn. Đặc biệt Phượng vĩ ngoài màu xanh của lá cây còn có mùa hoa màu đỏ kéo dài và đã được đi vào thơ ca hội họa rất nhiều. Vị thứ của các loài này thường đứng vị thứ 5 đến vị thứ 12; sở dĩ những loài này ít được xếp các thứ hạng đầu là do bên cạnh những ưu điểm chúng còn mang những nhược điểm lớn so với tiêu chuẩn cây xanh đường phố, nên khi chuẩn hoá chúng không được cho điểm cao ở những nhược điểm như: phượng vĩ thân cành cong queo dễ đổ gãy, tán thưa rời rạc; Bàng loài cây hay sâu bệnh, quả thịt rụng làm ô nhiễm môi trường cản trở giao thông; Xà cừ là cây có bộ rễ khoẻ nhưng tán nặng nề, nên chống chịu gió bão không như những cây khác nhưng trồng cây bóng mát, chống bụi, chống ồn, cách ly, chống hoá chất khí độc nó lại là cây ưu việt hơn cả nên nó vẫn được trồng rất nhiều ở đường phố Hạ Long. Những loài cây Liễu, Vông đồng, Keo tai tượng, Keo lá tràm là những loài cây thường đứng gần và cuối bảng, do Vông đồng hình dáng đẹp thích hợp với điều kiện đất phèn mặn nhưng nó rất dễ đổ gẫy, Liễu cành nhánh mềm, rủ đẹp thích hợp với ven hồ công viên còn Keo tai tượng và Keo lá tràm vừa phân cành thấp lại hay đổ gẫy theo tôi không nên trồng hai loài cây này ở đường phố, chỉ nên trồng ở nơi cải tạo đất.
đang nạp các trang xem trước