tailieunhanh - Khàn tiếng, mất tiếng do dùng giọng quá sức

Khàn tiếng hay mất tiếng là một trong những triệu chứng hay gặp nhất trong các bệnh lý vùng thanh quản. Khàn tiếng có thể gặp trong viêm nhiễm, chấn thương hay khối u thanh quản. Tuy nhiên còn một nguyên nhân rất quan trọng gây ra các rối loạn về giọng ở cả trẻ em cũng như người lớn chính là dùng giọng quá sức và không đúng cách. Vì sao gây ra tình trạng giọng quá sức? Có nhiều hình thức gây ra tình trạng giọng quá sức. Đầu tiên phải kể tới do sử dụng giọng quá. | Khàn tiếng mất tiếng do dùng giọng quá sức Khàn tiếng hay mất tiếng là một trong những triệu chứng hay gặp nhất trong các bệnh lý vùng thanh quản. Khàn tiếng có thể gặp trong viêm nhiễm chấn thương hay khối u thanh quản. Tuy nhiên còn một nguyên nhân rất quan trọng gây ra các rối loạn về giọng ở cả trẻ em cũng như người lớn chính là dùng giọng quá sức và không đúng cách. Vì sao gây ra tình trạng giọng quá sức Có nhiều hình thức gây ra tình trạng giọng quá sức. Đầu tiên phải kể tới do sử dụng giọng quá nhiều như nói nhiều hát nhiều hoặc hét quá mức. Tiếp đến là sử dụng cường độ giọng quá to hay gặp ở trẻ em hò hét khi chơi đùa giáo viên cố giảng bài to ca sĩ hát với dàn nhạc. Cơ quan phát âm khi đó rất chóng bị mệt do phải nói hoặc hát không đúng với vị trí và tầm cữ của giọng mình. Thông thường và nguy hiểm nhất trong các cách làm mệt giọng là cách thức sử dụng giọng sai biểu hiện bằng co xiết thanh quản quá mức làm căng các cơ phía trong thanh quản và ngoài cổ từ đó gây ra các rối loạn rõ rệt về cơ chế hô hấp và giọng. Khàn tiếng ở trẻ em Trẻ em sử dụng giọng quá sức chủ yếu là do hò hét nhiều trong khi chơi đùa với nhau ở trường học nhà trẻ. Dấu hiệu lâm sàng chủ yếu là khàn tiếng ở các mức độ khác nhau. Khi các bác sỹ chuyên khoa thăm khám có thể thấy các dây thanh dày xung huyết đôi khi thấy các khối u lành tính ở vùng dây thanh như hạt xơ u nang. Hò hét quá nhiều dê bị mât tiêng. Khàn tiếng ở trẻ em thường kéo dài rất lâu nếu không tích cực điều trị thì khàn có thể kéo dài hàng năm và có những biến đổi không hồi phục khiến cho nói rất nhanh bị mệt. Việc điều trị trong khàn tiếng trẻ em đa số là phục hồi giọng với mục tiêu chính là uốn nắn lại cách phát âm cần giữ trẻ yên lặng không được la hét. Chỉ định phẫu thuật chỉ được đặt ra trong trường hợp hạt xơ hoặc u nang dây thanh phát triển to và sau khi phẫu thuật vẫn rất cần điều trị phục hồi giọng tránh la hét để tránh tái phát. Điều trị chống viêm chỉ nên áp dụng khi có các dấu hiệu viêm nhiễm. Việc phòng bệnh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.