tailieunhanh - Cẩm nang trồng hoa lan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi là một trong những chủ trương lớn đối với ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, con tôm, con bò sữa, cây rau an toàn, cây dứa cayene được khẳng định và tổ chức triển khai đồng bộ, tập trung đã làm cho kinh tế nông nghiệp Thành phố tăng trưởng liên tục, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng vạn lao động nông thôn. Trong tiến trình đô thị hóa, đất canh tác ngày càng giảm, cây lan nổi lên thành một mục tiêu. | ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẨM NANG TRỒNG HOA LAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHKT VÀ KHUYẾN NÔNG LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2006 1 2 LỜI NÓI ĐẦU Chuyển đổi cây trồng vật nuôi là một trong những chủ trương lớn đối với ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm gần đây con tôm con bò sữa cây rau an toàn cây dứa cayene được khẳng định và tổ chức triển khai đồng bộ tập trung đã làm cho kinh tế nông nghiệp Thành phố tăng trưởng liên tục góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho hàng vạn lao động nông thôn. Trong tiến trình đô thị hóa đất canh tác ngày càng giảm cây lan nổi lên thành một mục tiêu mới đầy triển vọng và hấp dẫn. Với dân số khoảng 6 triệu người chưa kể gần 2 triệu dân nhập cư thành phố còn có hàng trăm khách sạn nhà hàng cao cấp có nhu cầu tiêu thụ hoa ngày càng nhiều. Chỉ riêng hoa lan cắt cành hàng năm phải nhập hơn 1 triệu cành. Nghề trồng hoa lan đòi hỏi có trình độ kỹ thuật canh tác cao nhưng do tỉ suất lợi nhuận cao và điều kiện khí hậu thích hợp nên trong thời gian qua diện tích trồng hoa lan trong thành phố tăng nhanh. Hoa lan được trồng ở hầu hết các quận huyện trong đó lan cắt cành thuộc nhóm Mokara và Dendrobium được các hộ trồng nhiều nhất vì có tỉ suất lợi nhuận khá cao