tailieunhanh - CHẤT LỎNG. HIỆN TƯỢNG CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG

MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu được cấu trúc của chất lỏng và chuyển động nhiệt trong chất lỏng. - - Hiểu được hiện tượng căng bề mặt và lực căng bề mặt theo quan điểm năng lượng. | CHẤT LỎNG. HIỆN TƯỢNG CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được cấu trúc của chất lỏng và chuyển động nhiệt trong chất lỏng. - Hiểu được hiện tượng căng bề mặt và lực căng bề mặt theo quan điểm năng lượng. 2. Kỹ năng - Giải thích được một số hiện tượng thuộc hiện tượng căng bề mặt và tính lực căng mặt ngoài trong một số trường hợp. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Một số dụng cụ thí nghiệm biểu diễn hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng bằng màng xà phòng. - Một số bài tập sau bài và SBT. 2. Học sinh - Chuẩn bị thí nghiệm thả nỏi đinh ghim trên mặt nước. ông nhỏ giọt. A. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 .phút KIỂM TRA BÀI CŨ - Thế nào là sự nở dài và sự nở khối - Nêu các công thức về sự nở dài và nở khối. - Các ứng dụng. Hoạt động 2 .phút CẤU TRÚC CỦA CHẤT LỎNG. Hoạt động của GV Hoạt động dự kiến của Nội dung chính của bài HS - Nêu câu hỏi. - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. - Nhận xét câu trả lời của HS. - So sánh mật độ phân tử của chất lỏng với chất khí và chất rắn. - So sánh lực tác dụng giữa các phân tử chất lỏng với chất khí và chất rắn. - So sánh cấu trúc trật tự gần của chất lỏng với cấu trúc chất rắn vô định hình. - Tìm hiểu chuyển động nhiệt của chất lỏng. - So sánh chuyển động nhiệt của chất lỏng với chất khí và chất rắn. 1. Cấu trúc của chất lỏng a Mật độ phân tử Mật độ phân tử ở chất lỏng lớn gấp nhiều lần mật độ phân tử ở chất khí và gần bằng mật độ phân tử trong chất rắn. b Cấu trúc trật tự gần Tương tự cấu trúc của chất rắn vô định hình nhưng vị trí các hạt thường xuyên thay đổi. 2. Chuyển động nhiệt ở chất lỏng Trong chất lỏng mỗi phân tử tương tác với các phân tử khác ở gần. Nó dao động quanh một vị trí cân bằng tạm thời và từng lúc sau tương tác nó nhảy sang một vị trí mới rồi lại .