tailieunhanh - Tin học cơ sở - Chương 6

Để xử lý, lưu trữ và truyền thông tin cần phải tìm cách tổ chức và biểu diễn (thể hiện) thông tin trong MTĐT một cách hợp lý. Như đã biết, dữ liệu là hình thức biểu diễn thông tin. Như vậy đối với máy tính, dữ liệu chính là các thông tin đã được mã hoá dưới dạng nhị phân. Dữ liệu - thông tin được máy tính xử lý có thể có các dạng khác nhau. | So với Việt Nam thì một số nước như Trung Quốc hay Nhật bản vấn đề mã còn nan giải hơn. Bộ chữ của Trung Quốc có tới 6 vạn chữ. Bộ chữ Kangi của Nhật bản về cơ bản là bộ chữ Hán của Trung quốc, ngoài ra để có thể sử dụng được máy tính có chữ latinh, người Nhật buộc phải tạo ra bộ chữ có thể đánh vần được trên cơ sở chữ Hán và vẫn không bỏ được chữ latinh. Có lẽ vì thế mà ngay từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20, người Nhật đã đề xuất ra một dự án xây dựng một bảng mã toàn cầu trong đó mỗi nước có thể sử dụng các trang bảng mã nhiều byte. Nếu mặt chữ nào có ở một nơi thì không cần định nghĩa ở nơi khác. Dự án này sau được mở rộng thành một dự án quốc tế gọi là UNICODE. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, tổ chức tiêu chuẩn thế giới ISO đã thoả thuận với tổ chức UNICODE cùng thống nhất một bộ mã toàn cầu. Chuẩn ISO 10646 sử dụng luôn bộ mã UNICODE làm bộ mã chung. Trong UNICODE đã sẵn có cho tất cả chữ Việt kể cả chữ có dấu thanh. Nhận thức được việc sử dụng bộ mã UNICODE là một trong những giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề mã chữ Việt và hội nhập với nền CNTT thế giới. Tháng 9/2001 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã giao cho Uỷ ban tiêu chuẩn và chất lượng chuẩn bị để phê chuẩn bộ mã quốc gia trên cơ sở UNICODE. Bộ mã này được chính thức sử dụng từ ngày 01/01/2003.

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.