tailieunhanh - Quyết định số 958/QĐ-TTg

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC NỢ CÔNG VÀ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ---- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 958 QĐ-TTg Hà Nội ngày 27 tháng 07 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC NỢ CÔNG VÀ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 Căn cứ Luật quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009 Căn cứ Nghị định số 79 2010 NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công Căn cứ Nghị định số 118 2008 NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 -2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau I. QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ 1. Quan điểm Việc xây dựng và thực hiện Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được gắn với bốn quan điểm chủ đạo sau đây a Trong bối cảnh nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội lớn khả năng huy động nguồn nội lực chưa đáp ứng đầy đủ việc huy động từ các nguồn vốn vay nợ trong và ngoài nước là cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng. b Huy động vốn vay và trả nợ phải nằm trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ công nợ Chính phủ nợ nước ngoài của quốc gia và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. c Chủ động cải tiến công cụ quản lý nợ công đa dạng hóa các hình thức vay vốn với chi phí hợp lý chuyển đổi cơ cấu vay theo hướng tăng dần tỷ trọng huy động vốn vay trong nước giảm dần mức độ vay nước ngoài và hạn chế bảo lãnh Chính phủ. d Chính phủ thống nhất quản lý huy động phân bổ sử dụng vốn vay trả nợ và quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia hiệu quả an toàn. 2. Mục tiêu Tổ chức huy động vốn vay với chi phí và mức độ rủi ro phù hợp đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ việc phân

TỪ KHÓA LIÊN QUAN