tailieunhanh - Giao trình -Quản lý đất lâm nghiệp - chương 5

CHƯƠNG 5 QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG . Khái niệm về quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng Quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng là sự hội tụ đầy đủ các phương diện xã hội, kỹ thuật và kiến thức bản địa. Đây là một hệ thống sinh thái nhân văn nằm trong mối tương tác giữa hệ xã hội – cộng đồng và hệ tự nhiên – hệ sinh thái rừng. Vì vậy quản lý rừng cộng đồng phải được xem xét trên cơ sở lý thuyết về hệ thống, về cộng đồng, bản địa,. | 73 CHƯƠNG 5 QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG . Khái niệm về quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng Quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng là sự hội tụ đầy đủ các phương diện xã hội kỹ thuật và kiến thức bản địa. Đây là một hệ thống sinh thái nhân văn nằm trong mối tương tác giữa hệ xã hội - cộng đồng và hệ tự nhiên - hệ sinh thái rừng. Vì vậy quản lý rừng cộng đồng phải được xem xét trên cơ sở lý thuyết về hệ thống về cộng đồng bản địa sở hữu và quyền hưởng dụng tài nguyên Đinh Ngọc Lan 2002 . Một cộng đồng được định nghĩa như là Những người sống tại một chỗ trong một tổng thể nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung từ điển Webs Ter . Ý tứ về tính chất tổng thể hoặc cùng nhau gắn bó là gốc ngữ nghĩa trong thuật ngữ cộng đồng. Trong khi từ cộng đồng ẩn dụ một nhóm người tổng thể sống tại một vị trí hoặc cùng với nhau theo một cách nào đó thì từ thôn xã có nghĩa là giữa những nhóm khác nhau trong một cộng đồng từ điển Oxford . Nói tới cộng đồng là nói tới toàn bộ thôn bản thị trấn hoặc bất cứ một đơn vị xã hội nào khác thường có ranh giới trong không gian còn thôn xã lại ẩn dụ những thành viên có hạn chế những việc phân bổ lợi ích hoặc quyền lợi tới hưởng thụ cho các bộ phận của cộng đồng tách rời nhau về mặt xã hội. Lý luận về quyền sở hữu chung cung cấp nền tảng lý thuyết cho các hệ thống quản lý tài nguyên dựa trên cơ sở cộng đồng. Theo Bromley 1992 quyền sở hữu công cộng là tài nguyên hay tài sản được xây đắp bởi cộng đồng và được cộng đồng thừa nhận người này sử dụng phụ thuộc vào người kia. Người sử dụng ở đây là người trong cộng đồng và các luật tục sử dụng do mọi thành viên của cộng đồng xây dựng nên. Quyền sở hữu cộng đồng có thể được pháp luật thừa nhận hoặc chỉ là một thứ lệ làng . Quyền sở hữu cộng đồng sẽ có hiệu lực hơn khi chúng được Nhà nước công nhận và bảo vệ. Mặc dầu có khá nhiều hệ quản lý rừng công cộng được phát triển và duy trì trong quá khứ tại nhiều nơi ở Nam và Đông Nam Á nhưng trong mấy thập niên vừa qua nhiều hệ đó đã .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN