tailieunhanh - Bài tập võ thuật - DỊCH CÂN KINH

Hôm nay chúng ta họp nhau đây, để thảo luận một đề tài vừa có tính chất Y-học, vừa có tính chất Võ-học, Thể-thao rất cổ của Trung-Quốc. Tại các Đại-học Y-khoa Á-châu Thái-bình dương, việc đưa vấn đề như thế này vào giảng dạy, là một sự bình thường từ đầu thế kỷ thứ 20. Nhưng tại châu Âu chúng ta thì thực là hiếm hoi. Hơn nữa đề tài, mà chúng ta bàn luận đây, sẽ gây ra rất nhiều. | DỊCH CÂN KINH MỤC LỤC Phần thứ nhất Dẫn nhập 1. Nguồn gốc 2. Nội dung Phần thứ nhì Chuẩn bị 1. Điều kiện để luyện 2. Trường hợp không nên luyện Dịch Cân Kinh 3. Tư thức dự bị lúc mới luyện 4. Hiệu năng 5. Chủ trị 6. Thu công Phần thứ ba 12 thức Dịch Cân kinh Phần thứ tư Tổng kết Phụ lục Tài liệu Dịch Cân kinh Của nhà văn Vũ Hạnh sưu tầm. Thưa Quý Đồng-nghiệp Hôm nay chúng ta họp nhau đây để thảo luận một đề tài vừa có tính chất Y-học vừa có tính chất Võ-học Thể-thao rất cổ của Trung-Quốc. Tại các Đại-học Y-khoa Á-châu Thái-bình dương việc đưa vấn đề như thế này vào giảng dạy là một sự bình thường từ đầu thế kỷ thứ 20. Nhưng tại châu Âu chúng ta thì thực là hiếm hoi. Hơn nữa đề tài mà chúng ta bàn luận đây sẽ gây ra rất nhiều tranh luận. Đó là DỊCH CÂN KINH Dịch Cân kinh là tiếng gọi tắt của Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh. Bộ sách này đầy những huyền thoại đầy những ngụy tạo đầy những mơ hồ đã làm hại biết bao nhiêu người tin vào các bản ngụy tạo rồi luyện tập gây ra phản ứng nguy hại cho cơ thể dĩ chí chết người. Vì vậy sau buổi hội thảo hôm nay tôi xin Quý-vị hãy vì Y-đạo chịu khó giảng dạy cho người xung quanh cho thân chủ để sự thực được soi sáng. Thưa Quý-vị Tôi là người Pháp gốc Việt sống ở Pháp nhiều hơn ở Việt-Nam. Tuy nhiên lúc nào tôi cũng tưởng nhớ đến cố quốc xa xôi vạn dặm. Tôi hy vọng bản tiếng Việt của tôi sẽ được chuyển về Việt-Nam như một bông hồng dâng cho bà mẹ hiền tóc mầu sương đang ngồi trông tin con. Phần thứ nhất Dẫn nhập 1. NGUỒN GỐC Trong hằng trăm nghìn ngôi chùa Phật-giáo trên thế giới không một ngôi chùa nào được tiểu thuyết hóa huyền thoại hóa và thần thánh hóa bằng chùa Thiếu-Lâm bên Trung-Quốc 1 . Và cũng trong hằng triệu vị tăng không vị nào được viết được nói được tôn sùng bằng ngài Bồ-đề Đạt-ma. Bỏ ra ngoài vấn đề tôn giáo quả thực Ngài là một trong những người đã đem Thiền-công vào Trung-Quốc và làm cho quảng bá. Ghi chú Trung-Quốc có 3 ngôi chùa đều mang tên Thiếu-Lâm. 1. Hà-Nam đăng phong Tung-Sơn Trung-Châu Thiếu-Lâm tự 2. Hà Bắc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN