tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm " phương án giải quyết bài tập ném xiên bằng tích có hướng của hai véc tơ "

Trong qúa trình giảng dạy tại các trường THPT, tôi nhận thấy rằng các em học sinh thường lúng túng khi gặp phải các bài toán về chuyển động ném xiên. Nguyên nhân là do các em hiểu còn chưa sâu phương pháp tọa độ mà sách giáo khoa đã trình bày. Mặt khác còn có một nguyên nhân mang tính chất thói quen của học sinh là khi giải một bài toán vật lí phần lớn các em chưa định hình được hướng đi của bài (Như để đạt được yêu cầu của bài toán đặt ra ta. | MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong qúa trình giảng dạy tại các trường THPT tôi nhận thấy rằng các em học sinh thường lúng túng khi gặp phải các bài toán về chuyển động ném xiên. Nguyên nhân là do các em hiểu còn chưa sâu phương pháp tọa độ mà sách giáo khoa đã trình bày. Mặt khác còn có một nguyên nhân mang tính chất thói quen của học sinh là khi giải một bài toán vật lí phần lớn các em chưa định hình được hướng đi của bài Như để đạt được yêu cầu của bài toán đặt ra ta phải tìm đại lượng nào và phải sử dụng đến những công thức liên quan nào . mà làm bài theo thói quen và theo kiểu suy luận xuôi. Vì vậy tôi chọn đề tài này nhằm mục đích cho học sinh hiểu sâu hơn nội dung của phương pháp tọa độ mà sách giáo khoa đã trình bày gây hứng thú học tập cho học sinh và giúp học sinh hiểu sâu sắc bản chất hiện tượng vật lí của bài toán. Hiện nay do đối tượng dạy học của tôi là học sinh chuyên Lý nên các em có thể sử dụng kiến thức toán học của toàn chương trình Toán THPT nên tôi đề xuất phương án giải quyết bài tập ném xiên bằng tích có hướng của hai véc tơ Dùng cho học sinh chuyên Lý Hy vọng với ba phương pháp giải bài toán vật ném xiên 1. Phương pháp tọa độ. 2. Phương pháp hình học. 3. Phương pháp dùng tích có hướng của hai vectơ. sẽ bước đầu giúp các em làm quen với việc định hướng trước khi giải một bài toán vật lí hình thành kỹ năng kỹ xảo và phát triển năng lực tư duy cao hơn nữa cho các em. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Tôi tiến hành nghiên cứu tại trường THPT Chuyên Hà Nam với hai đối tượng là học sinh lớp 10 ban nâng cao và học sinh lớp 10 chuyên Lý. -1- - Thời gian tiến hành trong năm học 2008 - 2009. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Trong giảng dạy tôi chia học sinh làm hai nhóm Nhóm 1 - Nhóm học sinh đối chứng học sinh lớp 10 ban KHTN như 10 Toán 10 Hóa 10 Tin tôi giảng dạy bằng phương pháp tọa độ. Nhóm 2 - Nhóm học sinh thực nghiệm học sinh lớp 10 chuyên Lý tôi giảng dạy cả bằng phương pháp tọa độ phương pháp hình học và phương pháp dùng tích có hướng của hai véctơ. IV. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN