tailieunhanh - Quyết định số 06/2012/QĐ-TTg

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THAM VẤN CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VỀ CÁC THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM --- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 06 2012 QĐ-TTg Hà Nội ngày 20 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THAM VẤN CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VỀ CÁC THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 Căn cứ Luật ký kết gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005 Căn cứ Nghị định số 189 2007 NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương Căn cứ Quyết định số 182 2007 QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Quyết định này quy định quyền hạn trách nhiệm phạm vi tham vấn giữa cơ quan chủ trì đàm phán và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đàm phán các thỏa thuận thương mại quốc tế. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Quyết định này các khái niệm dưới đây được hiểu như sau 1. Cơ quan chủ trì đàm phán là bộ cơ quan ngang bộ cơ quan thuộc Chính phủ các đoàn đàm phán được các cấp có thẩm quyền thành lập để chủ trì đàm phán một thỏa thuận thương mại quốc tế với một hoặc nhiều đối tác. 2. Cộng đồng doanh nghiệp là các doanh nghiệp Việt Nam được định nghĩa theo Luật Doanh nghiệp các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Thỏa thuận thương mại quốc tế là các hiệp định thương mại song phương hay đa phương hoặc các thỏa thuận kinh tế thương mại tương đương trong đó có các cam kết về mở cửa thị trường sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của nền kinh tế nói chung và của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng do Thủ tướng Chính phủ giao cho cơ quan chủ trì đàm phán thực hiện. 4. Nghiên cứu khả thi của một thỏa thuận thương mại quốc tế là nghiên cứu do cơ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN