tailieunhanh - GẶP NGUYỄN VĂN CHUỐT VÀ LÊ TUẤN QUYẾT - HAI HỌA SĨ SƠN MÀI, TRÊN ĐẤT TỔ CỦA NGHỀ SƠN

Theo lịch sử, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Thủ đô Hà Nội) - chính là đất tổ của nghề sơn cổ truyền Việt Nam, nơi Trần Tướng Công, tức Trần Lư, người làng Bình Vọng, đã khởi nghiệp cho nghề sơn vào đầu thế kỷ 16. Về Trần Tướng Công, trong cuốn “Bình Vọng Trần Thị gia phả”, còn ghi lại một câu đối treo ở nhà thờ tổ: .Lưỡng độ hoàng hoa danh tiến sĩ Bách niên đan hoạch cổ tiên dân. (Hai độ hoa vàng lừng tiến sĩ Trăm năm son thắm dưỡng dân hiền) . | GẶP NGUYỄN VĂN CHUỐT VÀ LÊ TUẤN QUYẾT - HAI HỌA SĨ SƠN MÀI TRÊN ĐẤT TỔ CỦA NGHỀ SƠN NGUYỄN VĂN CHUỐT-Ký ức về trò chơi-Sơn mài Theo lịch sử tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Thủ đô Hà Nội - chính là đất tổ của nghề sơn cổ truyền Việt Nam nơi Trần Tướng Công tức Trần Lư người làng Bình Vọng đã khởi nghiệp cho nghề sơn vào đầu thế kỷ 16. Về Trần Tướng Công trong cuốn Bình Vọng Trần Thị gia phả còn ghi lại một câu đối treo ở nhà thờ tổ Lưỡng độ hoàng hoa danh tiến sĩ Bách niên đan hoạch cổ tiên dân. Hai độ hoa vàng lừng tiến sĩ Trăm năm son thắm dưỡng dân hiền Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Hà Tây cũng là mảnh đất đã sinh ra những bậc tiền bối của hội họa sơn mài Việt Nam thời hiện đại như phó cả Đinh Văn Thành các họa sĩ Lê Phổ Trần Quang Trân Nguyễn Tiến Chung Nguyễn Đức Nùng và đặc biệt là Nguyễn Gia Trí. Trong thời gian chuẩn bị viết cuốn Hội họa sơn mài Việt Nam 2002 - 2005 đã xuất bản năm 2006 tôi đã được họa sĩ Lê Tuấn Quyết người gốc thôn Huyền Kỳ xã Phú Lãm Hà Đông dẫn về thăm làng Hạ Thái xã Duyên Thái huyện Thường Tín quê của cụ Phó Thành một nhà kỹ thuật đã từng có những đóng góp cực kỳ quan trọng cho quá trình thai nghén hình thành và phát triển của hội họa sơn mài Việt Nam. Qua Lê Tuấn Quyết tôi cũng đã được biết thêm một người bạn quê gốc ở địa phương này - họa sĩ Nguyễn Văn Chuốt. Sau những cuộc điền dã trao đổi ấy trong tôi đã hình thành một quan điểm mà tôi đã viết ra trong cuốn sách về sơn mài. Đó là Có thể nói sự xuất hiện của hội họa sơn mài Việt Nam là kết quả tích hợp của hai luồng kiến thức cổ truyền dân gian và bác học. Và trên thực tế bất kỳ xu hướng vượt trội nào của một trong hai nhân tố ấy cũng đều không thực sự có lợi cho ngôn ngữ của chất liệu sơn mài. Rồi đến năm 2006 tôi lại một lần nữa được kiểm chứng quan điểm nói trên của riêng mình khi được xem hàng trăm thước vuông bằng sơn mài do Nguyễn Văn Chuốt và Lê Tuấn Quyết thực hiện cho Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Mỹ Đình khánh thành nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh APEC họp tại Hà Nội. Mặc dầu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.