tailieunhanh - DƯƠNG HƯỚNG MINH TỪ HIỆN THỰC TRONG CUỘC ĐỜI ĐẾN HIỆN THỰC TRONG NGHỆ THUẬT

Năm 1996, họa sĩ Dương Hướng Minh mở triển lãm cá nhân mang tiêu đề: “Cội nguồn, Đất nước, Tình ca” nhân kỷ niệm 60 năm tuổi nghề của ông. Trong 60 tranh trưng bày, phải kể đến bốn tranh sơn mài cỡ lớn: Thanh bình, Huyền thoại về cội nguồn Âu Lạc, Tuổi trẻ nữ sinh, Tuổi trẻ sinh viên - mà theo ông - có tính chất chuyển hướng đề tài và ngôn ngữ biểu hiện, và đều đã được hoàn thành ngay trước ngày khai mạc triển lãm. . | DƯƠNG HƯỚNG MINH TỪ HIỆN THỰC TRONG CUỘC ĐỜI ĐẾN HIỆN THỰC trong nghệ thuật DƯƠNG HƯỚNG MINH-Tuổi trẻ sinh viên-sơn mài 1996 Năm 1996 họa sĩ Dương Hướng Minh mở triển lãm cá nhân mang tiêu đề Cội nguồn Đất nước Tình ca nhân kỷ niệm 60 năm tuổi nghề của ông. Trong 60 tranh trưng bày phải kể đến bốn tranh sơn mài cỡ lớn Thanh bình Huyền thoại về cội nguồn Âu Lạc Tuổi trẻ nữ sinh Tuổi trẻ sinh viên - mà theo ông - có tính chất chuyển hướng đề tài và ngôn ngữ biểu hiện và đều đã được hoàn thành ngay trước ngày khai mạc triển lãm. Năm 2000 trong bản tự kiểm điểm tư cách đảng viên của mình sau 15 năm kể từ thời kỳ đổi mới họa sĩ Dương Hướng Minh viết Bước vào môi trường sinh hoạt của thời kỳ kinh tế thị trường phát triển bản thân vẫn giữ được nếp sống giản dị thanh bạch vẫn quan tâm rèn luyện thân thể đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh minh mẫn không còn một bệnh mãn tính nào dù đã là một nghệ sĩ cựu chiến binh trên 80 tuổi đời . Về nghệ thuật với ông vẫn là tiếp tục không ngừng . lo tìm kiếm và làm thế nào phát hiện được cái mới trong ngôn ngữ sáng tạo. góp phần làm phong phú tính chất tiên tiến của hội họa đương đại đậm đà bản sắc dân tộc . Cũng vào năm 2000 ông đã vinh dự được đón nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Thực ra tên gọi Dương Hướng Minh chỉ xuất hiện từ ngày 23 8 1945 ngày lịch sử Nam Bộ giành chính quyền từ đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đồng thời đã cầm vũ khí chống thực dân Pháp mưu đồ xâm lược nước ta một lần nữa. Họa sĩ Dương Hướng Minh có tên thật là Nguyễn Văn Tiếp sinh ngày 6 2 1919 trong một gia đình dòng nho học yêu nước tại xã Xuân Dục huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên vốn là cái nôi của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Ông ngoại ông khóa sinh Bùi Văn Mạch đã từng là cánh tay tâm phúc của lãnh tụ nghĩa quân Nguyễn Thiện Thuật sau bị quân thù đầu độc chết. Thất bại của cuộc khởi nghĩa khiến một số tướng lĩnh nghĩa quân bị địch xử tử tại trường bay Bạch Mai cùng với sự tàn sát dã man dân lành ba thôn xã Xuân Dục ngày ấy cũng bị địch triệt hạ không còn cây cối nào sống sót. Năm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN