tailieunhanh - DANH HOẠ TRẦN VĂN CẨN

Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13 tháng 8 năm 1910 tại Kiến An, nay là quận Kiến An thuộc thành phố Hải Phòng trong một gia đình trí thức nghèo, bố làm nghề bưu điện, mẹ làm nghề thủ công nặn con giống bằng bột dẻo và làm đèn giấy bằng nan tre. Năm 1924 vào tuổi 14, sau khi học hết tiểu học ở Kiến An, ông lên Hà Nội ở với bà nội. Qua hai năm trung học, năm 1925, theo ý kiến của bố, ông thi vào Trường Kỹ nghệ thực hành (école de l’. | DANH HOẠ TRAN VAN CAN TRẦN VĂN CẨN-Em Thuý-sơn dầu Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13 tháng 8 năm 1910 tại Kiến An nay là quận Kiến An thuộc thành phố Hải Phòng trong một gia đình trí thức nghèo bố làm nghề bưu điện mẹ làm nghề thủ công nặn con giống bằng bột dẻo và làm đèn giấy bằng nan tre. Năm 1924 vào tuổi 14 sau khi học hết tiểu học ở Kiến An ông lên Hà Nội ở với bà nội. Qua hai năm trung học năm 1925 theo ý kiến của bố ông thi vào Trường Kỹ nghệ thực hành école de l art appliqué Hà Nội học vẽ mẫu đăng ten và thiết kế đồ gỗ. Năm 1930 ông tốt nghiệp và được điều về làm việc ở Viện Hải Dương học Nha Trang nay là Viện Nghiên Cứu Hải Dương Học Nha Trang làm công việc vẽ chép lại những con cá lạ đánh bắt được từ biển về để lưu trữ vào hồ sơ gốc. Tại đây anh được làm quen với màu vẽ của những hoạ sĩ phương Tây từ một hoạ sĩ Pháp đến giúp Sở xây dựng mô hình để tham dự hội chợ triển lãm ở Paris. Sự kiện này đã dẫn ông tới bỏ công việc ở Sở cá quay về Hà Nội với hoài bão trở thành hoạ sĩ tạo hình. Năm 1931 sau 3 tháng học dự bị do hoạ sĩ Nam Sơn hướng dẫn Trần Văn Cẩn thi đỗ vào khoá VI 1931-1936 Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương cùng với Nguyễn Gia Trí Lưu Văn Sìn Nguyễn Văn Tại Nguyễn Thuỵ Nhân Vũ Đức Nhuận. Năm 1933 ông cùng các hoạ sĩ thể nghiệm thành công tranh sơn mài với sơn son vỏ trứng. Vừa học tập vừa sáng tác năm 1934 tác phẩm đầu tay mang tên Mẹ Tôi đã được tham dự phòng triển lãm ở Paris. Cùng với Lê Phổ Phạm Hậu Nguyễn Khang Trần Quang Trân Trần Văn Cẩn là một trong những sinh viên đầu tiên nghiên cứu sơn ta ông đã cùng bác Phó Thành tìm cách pha chế để có thể vẽ được nhiều lớp sơn chồng lên nhau và mài. Năm 1935 tại triển lãm lần thứ nhất Hội Khuyến Khích Kỹ thuật và công nghệ viết tắt là SADEAL Trần Văn Cẩn đã có bốn tác phẩm Em gái tôi - sơn dầu Cha con- lụa Đi làm đồng và Cảnh bờ sông -khắc gỗ màu trong đó hai bức Cha con và Đi làm đồng được sáng tác trên cơ sở ký hoạ ở Yên Viên phía Bắc Hà Nội. Tại cuộc triển lãm này ông được tặng giải ngoại hạng và