tailieunhanh - "CHUYỂN TIẾP"

Trong những năm 1960-1970, do các thế lực của chủ nghĩa dân tộc hậu thuộc địa tại Malaysia không còn gò ép nghệ thuật thị giác phải tuân thủ một lịch trình chính trị vạch sẵn, nên các loại hình nghệ thuật đã phát triển với những phẩm chất mới. Thực tế là các nghệ sĩ đã phấn đấu khôi phục những hình thức quy ước của nghệ thuật cho phù hợp với các điều kiện mới của mình trong tình hình có những biến động lớn nẩy sinh khắp vùng Đông Nam á. Một lần nữa, những ràng buộc. | CHUYỂN TIẾP è Trong những năm 1960-1970 do các thế lực của chủ nghĩa dân tộc hậu thuộc địa tại Malaysia không còn gò ép nghệ thuật thị giác phải tuân thủ một lịch trình chính trị vạch sẵn nên các loại hình nghệ thuật đã phát triển với những phẩm chất mới. Thực tế là các nghệ sĩ đã phấn đấu khôi phục những hình thức quy ước của nghệ thuật cho phù hợp với các điều kiện mới của mình trong tình hình có những biến động lớn nẩy sinh khắp vùng Đông Nam á. Một lần nữa những ràng buộc cơ bản về lịch sử và văn hóa từng đan xen giữa các _ nước Đông Nam á lại tiếp tục xuất hiện. Hiệp hội ANTHONY LAU- các nước Đông Nam á asean ra đời vào 1967 tạo Tâm đầu ý hợp- ra sự khởi đầu của những hình mẫu mới và những điêu khắc thép vận hội lớn lao đặc biệt trong lĩnh vực trao đổi mềm kinh tế và văn hóa. Sự hình thành các định chế đa quốc gia của Malaysia như tập đoàn petronas và việc quan tâm tới sự mở rộng hoạt động ra khắp vùng Đông Nam á phản ánh sự tăng trưởng kinh tế có hệ thống của Malaysia. Các hoạt động về nghệ thuật và văn hóa đồng hành với các giao dịch Triển lãm Chuyển tiếp là cuộc thẩm định bức thảm chính trị-văn hóa của một Malaysia đương thời và nền tảng chung kết gắn Malaysia với những láng giềng. Nó khảo sát mối liên hệ của các nghệ sĩ Malaysia với những loại hình nghệ thuật đâm trồi từ di sản hậu thuộc địa những năm 1960-1970 cũng như bút pháp của họ nhằm thoát khỏi những phạm vi nhàn tiện phục nguyên cái bản sắc đẫm màu thời gian và truyền thống. Latiff Mohidin đã gộp lại cả hai chiến lược nghệ thuật thị giác đó với nhau nhằm xác định cái hồn cốt văn hóa của người Malaysia trong bối cảnh lịch sử Đông Nam á của họ. Latiff Mohidin học hội họa ở Đức trong thập niên hậu thuộc địa 1960-khi mà đa số bè bạn cùng trang lứa lại du học ở Anh. Các tác phẩm của Latiff Mohidin thường tránh mô tả những hình ảnh kiểu mẫu mà thay vào đó biểu lộ những cái nhìn về quá khứ và tái định vị nó. Từ tác phẩm Pago-Pago cho đến loạt tranh Langkawi ông thiết lập quan hệ với quá khứ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN