tailieunhanh - ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
Trong kinh tế học, tăng trưởng kinh tế được biểu hiện phổ quát là sự tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế theo thời gian. Trong kinh tế học phương Tây, tăng trưởng kinh tế thường chỉ sự gia tăng của giá trị tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc sự gia tăng của giá trị GNP bình quân đầu người. Tuy nhiên, để phán ánh chính xác hơn sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, người ta thường chỉ tính sản lượng ròng của một nền kinh tế, tức là tổng sản phẩm quốc. | , cần có chiến lược thu hút và sử dụng ODA và FDI trong từng giai đoạn một cách đồng bộ, hợplý, gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thời kỳ đó. Các chiến lược phát triển cụ thể là các bước đi cần thiết để đạt được mục tiêu tổng thể mà kế hoạch dài hạn đã vạch ra. Chiến lược phát triển có thể được thiết kế trong khoảng thời gian 5, 10 hay 20 năm phù hợp với từng ngành, vùng. Trong đó, chiến lược thu hút và sử dụng các nguồn vốn ODA và FDI nên theo hướng: i) Nằm trong tổng thể nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội của đất nước; ii) Xác lập được danh mục ưu tiên sử dụng vốn ODA và dự án kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài theo ngành và vùng kinh tế với các khối lượng cần thiết, cụ thể; iii) Đề xuất được định hướng thu hút vốn từ các đối tác quốc tế, trong đó có xác định rõ đối tác chiến lược; iv) Đưa ra được các chính sách và giải pháp ưu tiên và khuyến khích thu hút và sử dụng vốn tương đối ổn định trên nhiều giác độ như miễn giảm thuế, ưu đãi giá thuê đất.; v) Nêu rõ các biện pháp về quản lý và thực hiện trả nợ nước ngoài.
đang nạp các trang xem trước