tailieunhanh - Tiểu luận khoa học chính trị: ASEAN

Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận khoa học chính trị: asean', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | MỞ ĐẦU Trong bức tranh đa dạng của thế giới sau chiến tranh lạnh xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác và liên kết kinh tế khu vực thu hút sự hội nhập của nhiều quốc gia nhiều nền kinh tế. Trong đó ngoài tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời từ GATT phải kể đến liên minh Châu Âu EU tổ chức hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương APEC . Hoà vào dòng chảy chính của thế giới là toàn cầu hóa khu vực hóa ASEAN ra đời với mục tiêu cơ bản là đảm bảo ổn định an ninh và phát triển của toàn khu vực Đông Nam á. Từ một tổ chức liên minh kinh tế chính trị xã hội lỏng lẻo ASEAN đã vươn lên thành một khối khá vững chắc với nền kinh tế phát triển an ninh chính trị tương đối ổn định. Nghiên cứu thị trường tiềm năng rộng lớn với hơn 500 triệu dân này sẽ mở ra cơ hội mới cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Chúng ta hy vọng vào một tương lai không xa ASEAN sẽ trở thành một thị trường thống nhất và phát triển. I. SỰ RA ĐỜI CỦA HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ASEAN Từ sau năm 1945 ở Đông Nam Á ĐNA nhiều quốc gia độc lập đã ra đời dưới nhiều hình thức khác nhau. Năm 1945 Indonexia Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập Anh trao trả độc lập cho Mianma Mã lai vào năm 1947 1957. Sau khi giành được độc lập nhiều nước Đông Nam Á đã có dự định thành lập một số tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế khoa học kỹ thuật và văn hoá đồng thời hạn 1 chế ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm mọi cách để biến ĐNA thành vườn sau của họ. Với mục tiêu cơ bản là đảm bảo ổn định an ninh và phát triển của toàn khu vực ngày 8-8-1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN được thành lập . Khi mới ra đời tổ chức này chỉ có 5 nước tham gia là Thái Lan Singapore Indonexia Malaysia và Philippin đến nay ASEAN đã được mở rộng với 10 thành viên và đã công bố các văn kiện chính thức - Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 là bản Tuyên bố thành lập tổ chức ASEAN. Nội dung của tuyên bố này gồm 7 điểm xác định mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá hợp tác thúc đẩy tiến bộ xã hội của các nước thành viên trên tinh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN