tailieunhanh - Cách cầm máu trong sơ cấp cứu

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể bị các vết thương gây chảy máu ít, nhiều, nếu là vết thương đứt mạch máu lớn, có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy việc cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng để cứu sống bệnh nhân. Như vậy, kiến thức về cầm máu để tự cứu mình cứu người rất cần cho mỗi chúng ta. Băng ép cầm máu vết thương ở cẳng chân. Cầm máu không đúng, càng gây nguy hiểm Khi có người bị thương chảy máu thì việc cầm máu. | Cách cầm máu trong sơ cấp cứu Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có thể bị các vết thương gây chảy máu ít nhiều nếu là vết thương đứt mạch máu lớn có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy việc cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng để cứu sống bệnh nhân. Như vậy kiến thức về cầm máu để tự cứu mình cứu người rất cần cho mỗi chúng ta. Băng ép cầm máu vết thương ở cẳng chân. Cầm máu không đúng càng gây nguy hiểm Khi có người bị thương chảy máu thì việc cầm máu vết thương để cứu bệnh nhân đòi hỏi phải hết sức khẩn trương bởi nếu chậm bệnh nhân mất nhiều máu có thể bị sốc nặng hoặc tử vong. Cầm máu phải thực hiện đúng nguyên tắc đúng kỹ thuật thì mới bảo tồn được chi thể và tính mạng người bị thương. Người cấp cứu phải căn cứ từng vết thương và tính chất chảy máu ở vết thương mà chọn biện pháp cầm máu thích hợp không làm một cách tùy tiện hoặc sai kỹ thuật nhất là khi đặt garô sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Các biện pháp cầm máu Để cầm máu chúng ta có thể áp dụng một hay nhiều biện pháp sau đây Ấn động mạch dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mạch đoạn trên vết thương tính từ tim đến vết thương. Có thể dùng ngón tay hoặc cả nắm tay để ấn động mạch tùy theo mức độ tổn thương và vị trí ấn. Gấp chi tối đa khi chi bị gấp động mạch cũng bị gấp và các khối cơ bao quanh đè ép vào động mạch làm cho máu ngừng chảy nhưng biện pháp gấp chi tối đa chỉ được áp dụng để cầm máu đối với những vết thương không có gãy xương kèm theo. Băng ép dùng băng với các vòng băng siết tương đối chặt đè ép mạnh vào các bộ phận bị tổn thương tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông để cầm máu. Biện pháp này thích hợp với các vết thương không có thương tổn mạch máu lớn. Băng chèn là băng ép nhưng có vật chèn lên các vị trí ấn động mạch vật chèn được đặt trên đường đi của động mạch giữa vết thương và tim càng gần vết thương càng tốt sau đó băng cố định vật chèn bằng nhiều vòng băng siết tương đối chặt theo kiểu vòng tròn hoặc vòng số 8. Yêu cầu của băng chèn là đặt vật chèn đúng