tailieunhanh - Ôn tập Giải Phẫu Bệnh (3)

Câu 10: Cơ chế phân loại sock. Shock: - Theo quan điểm lâm sàng là trạng thái suy xụp toàn thân theo 3 cơ chế, biểu hiện rõ rệt nhất là suy xụp tuần hoàn, giảm sức cấp máu của tim, gây thiếu oxy cho tế bào và mô, dẫn tới rối loạn chức năng các cơ quan (suy hô hấp, truỵ mạch, suy các phủ tạng vv.) | Ôn tập Giải Phẫu Bệnh 3 Câu 10 Cơ chế phân loại sock Bài làm 1. Shock choáng - Theo quan điểm lâm sàng là trạng thái suy xụp toàn thân theo 3 cơ chế biểu hiện rõ rệt nhất là suy xụp tuần hoàn giảm sức cấp máu của tim gây thiếu oxy cho tế bào và mô dẫn tới rối loạn chức năng các cơ quan suy hô hấp truỵ mạch suy các phủ tạng vv. - 3 cơ chế thường gặp đó là Giảm chức năng đẩy và hút máu của tim suy tim Giảm khối lượng máu lưu hành nôn bỏng thoát huyết tương mất máu dovết thương. Giảm lưu lượng máu ứ trệ tuần hoàn do giảm trương lực thành mạch giãn mạch ngoại vi 2. Phân loại - Dựa theo nguyên nhân có thể chia shock thành 3 loại a Shock tim do tim đẩy máu yếu. Gặp trong bệnh nhồi máu cơ tim viêm cơ tim bệnh van tim . b Shock do giảm khối lượng tuần hoàn mất máu hoặc dịch . Gặp trong bệnh tiêu chảy bỏng nặng nôn . c Shock do giảm trương lực thành mạch và giãn mạch ngoại vi. Gặp trong dị ứng thuốc kích thích thần kinh phản ứng quá mẫn shock phản vệ nhiễm trùng huyết nặng shock nội tiết tiểu đường thiểu năng tuyến thượng thận. 3. Cơ chế gây shock - Shock thể hiện hàng loạt các rối loạn chức phận có liên quan với nhau. Trong giai đoạn sớm shock có thể điều trị và hồi phục được. Suy tim và giảm khối lượng máu lúc đầu được bù bằng co mạch ngoại vi. Máu ứ lại trong các tạng như phổi trong ổ bụng làm da tái xanh lạnh. Co mạch thận làm giảm tỉ lệ lọc cầu thận dẫn tới thiểu niệu hoặc vô niệu. - Tiếp theo thiếu Oxy và giảm bài tiết qua thận dẫn tới nhiễm toan máu-- giảm sức co bóp của tim giãn mạch và ứ máu. Nếu suy tim trái sẽ gây ứ máu TM phổi dẫn tới phù phổi. Trong phù phổi các mao mạch xung huyết tế bào vách phế nang bong ra bề mặt phế nang bị che phủ bởi một lớp tơ huyết màng hyalin khiến chức năng trao đổi khí suy giảm càng làm nặng thêm tình trạng thiếu oxy. Tổ chức thiếu oxy giải phóng ra các cytokin gây giãn mạch và tăng tính thấm của mạch ngoại vi -- thoát dịch-- phù. tế bào nội mô khi thiếu oxy cũng giải phóng các chất gây đông máu tạo điều kiện để cục nghẽn hình thành

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN