tailieunhanh - Bài tiểu luận "Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam"
Tham khảo luận văn - đề án bài tiểu luận "thực trạng bất bình đẳng giới ở việt nam" , luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Tuy nhiên, điều kiện lao động, thu nhập và an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) đối với lao động nữ làm việc trong khu vực này còn rất nhiều hạn chế. Vị thế việc làm của lao động nữ cũng có sự thay đổi tích cực. Trong 10 năm từ 1997 đến 2007, nhóm lao động làm công ăn lương tăng rất mạnh trong cơ cấu phân bố lao động, từ 18,6% (1997) lên tới 30% (2007), trong đó lao động nam chiếm 59,8% và lao động nữ chiếm 40,2% (2007). Nếu so sánh với năm 2005 thì có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2005, tỷ trọng lao động làm công ăn lương chiếm 25,6%, trong đó lao động nam chiếm 78,7% và lao động nữ chiếm 21,3%. Tỷ trọng lao động nữ trong số người làm công ăn lương tăng mạnh (19%), thể hiện sự thay đổi theo hướng giảm sự bất bình đẳng giới về việc làm có thu nhập ổn định giữa nam và nữ. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình bình đẳng giới của Việt Nam có nhiều tiến bộ. Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị cũng có xu hướng giảm nhẹ, từ 4,82% năm 2006, xuống còn 4,64% năm 2007, ước tính năm 2008 là 4,65%, tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị là 5,25%; 5,10% và 5,10%. Nhìn chung, kết quả này đều thực hiện đạt chỉ tiêu phấn đấu đề ra trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010.
đang nạp các trang xem trước