tailieunhanh - Chỉ số giá tiêu dùng CPI biểu đạt tỷ lệ lạm phát chính xác tới mức nào?

Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới xác định chỉ số giá tiêu dùng theo công thức Laspayres: so sánh giá cả kỳ báo cáo với kỳ cơ sở. Để tính toán người ta phải thực hiện qua 4 bước: (1): Xác định và cố định giỏ hàng hoá, dịch vụ: qua điều tra thống kê để xác định lượng hàng hoá dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua; (2) thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm; (3) xác định chi phí bằng tiền. | Trong những điều kiện nhất định, chỉ số giá tiêu dùng CPI không hẳn là chỉ số lạm phát. Đã có nhiều đề xuất về việc tính chỉ số lạm phát cơ bản thay cho chỉ số CPI làm cơ sở cho việc điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, đề xuất này đến nay vẫn chưa được áp dụng chính thức. Trong khi chúng ta vẫn sử dụng chỉ số tăng giá tiêu dùng CPI để biểu đạt cho tỷ lệ lạm phát thì cần hết sức lưu ý đến phương pháp và kỹ thuật tính toán cũng như những nhược điểm hàm chứa trong chỉ số CPI để diễn dịch đúng những thông điệp mà CPI chuyển tải. Trong một số trường hợp, sự tăng giá thông qua chỉ số CPI không hoàn toàn chỉ có nghĩa tiêu cực. Hầu hết các thành viên trong một nền kinh tế (dù là cá nhân hay tổ chức) đều vừa là người sản xuất vừa là người tiêu dùng. Vì thế, sự gia tăng giá cả không phải chỉ tác động một chiều mà phần lớn chúng có tác động bù đắp và triệt tiêu. Khi tăng giá lương thực, công chức nhà nước và các tầng lớp khác là người chịu thiệt nhưng người nông dân, hoặc người buôn bán lương thực là người được lợi. Khi giá sản phẩm hàng điện tử tăng, người mua hàng chịu thiệt nhưng người sản xuất hoặc người phân phối được lợi, đến lượt nó, người công nhân, lao động trong các ngành này được lợi. Do vậy, tác động lớn nhất của gia tăng giá cả là tạo ra sự phân phối lại nguồn lực giữa các tầng lớp dân cư, người lao động chứ không phải làm suy giảm mức sống một cách đồng đều. Của cải không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. Vấn đề là cần nhận thức rõ sự thay đổi trong phân phối thu nhập của các đối tượng yếu thế trong xã hội để có những ứng xử phù hợp, tránh những phản ứng thái quá làm rối loạn thêm chu trình kinh tế và tạo tâm lý không ổn định cho sản xuất và tiêu dùng. Nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp tác động tiêu cực của việc tăng giá và lạm phát. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng ý nghĩa và bản chất của tăng giá

TỪ KHÓA LIÊN QUAN