tailieunhanh - GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 4

Chương II: Tài nguyên nước mặt Mưa là hiện tượng không khí ẩm lạnh xuống dưới điểm sương và nhờ có các hạt bụi trong không khí tạo điều kiện cho phần hơi nước quá bão hòa có hạt nhân ngưng kết lại thành hạt mưa, trọng lượng hạt mưa đủ lớn để vượt qua sự ma sát khí quyển và tốc độ các luồng không khí đi lên để rơi xuống thành mưa. Điểm sương là nhiệt độ để hơi nước trong không khí đạt tới trạng thái bão hòa. . | Chương II Tài nguyên nước mặt h Mưa Mưa là hiện tượng không khí ẩm lạnh xuống dưới điểm sương và nhờ có các hạt bụi trong không khí tạo điều kiện cho phần hơi nước quá bão hòa có hạt nhân ngưng kết lại thành hạt mưa trọng lượng hạt mưa đủ lớn để vượt qua sự ma sát khí quyển và tốc độ các luồng không khí đi lên để rơi xuống thành mưa. Điểm sương là nhiệt độ để hơi nước trong không khí đạt tới trạng thái bão hòa. Có nhiều nguyên nhân làm cho không khí lạnh xuống dưới điểm sương như - Khi khối không khí ẩm và nóng đi qua mặt đệm lạnh. - Do không khí bức xạ mà mất nhiệt. - Do sự xáo trộn hai khối khí đã bão hòa hoặc gần bão hòa có nhiệt độ khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là khi khối không khí thăng lên cao do áp suất xung quanh nó giảm đi rất nhanh theo chiều cao làm cho thể tích khối không khí đó nở ra và sinh công. Năng lượng sinh ra công đó lấy ngay trong bản thân khối không khí làm cho nhiệt độ nó giảm đi đó là trường hợp lạnh đi vì động lực. Căn cứ vào nguyên nhân làm không khí thăng lên cao ta có thể phân loại mưa - Mưa do đối lưu về mùa hè mặt đệm bị đốt nóng lớp không khí ẩm sát mặt đệm cũng nóng theo và bốc lên cao làm thành một luồng khí đối lưu với lớp không khí trên cao. Luồng đối lưu mạnh có thể gây ra gió lớn mây nhiều và mưa to đồng thời kèm theo hiện tượng sấm sét. Nước ta ở vùng nhiệt đới nên có mưa đối lưu vào mùa hè cường độ mưa lớn lượng mưa nhiều nhưng phạm vi không rộng và thời gian không kéo dài. - Mưa do địa hình khối không khí ẩm trên đường di chuyển gặp núi cao sẽ bốc lên sườn núi sinh ra hiện tượng lạnh đi vì động lực hơi nước đọng lại thành mưa rơi xuống. Mưa địa hình thường có lượng mưa lớn mưa tập trung ở sườn núi đón gió còn sườn núi phía bên kia rất ít khi có mưa. Mưa theo mùa ở hai phía của dãy Trường Sơn ở biên giới Việt Lào là điển hình của loại mưa này. - Mưa do hội tụ mưa front là loại mưa có kèm theo hiện tượng gió xoáy. Loại này có mưa lớn phạm vi rộng thời gian đủ dài dễ sinh ra lụt lội. Mưa là nguồn cung cấp nước ngọt chính .