tailieunhanh - LUẬN VĂN: Phép biện chứng duy vật đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: phép biện chứng duy vật đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | LUẬN VÃN Phép biện chứng duy vật đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta phần Mở đầu Mười năm nỗ lực phấn đấu nhất là 5 năm qua nhân dân ta đã tạo nên những đổi mới kinh tế quan trọng. Trong khi nhịp độ tăng trưởng nhanh và vượt mức kế hoạch thì cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Và một trong những nguyên nhân để tạo nên sự tăng trưởng kinh tế là nước ta bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Phát triển quan điểm kinh tế của Đại hội VI Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương đã khẳng định phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Việc chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần chính là để giải phóng sức sản xuất động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội cải thiện đời sống nhân dân. Không thể có các thành tựu kinh tế như vừa qua nếu không thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần. Vì thế phát triển kinh tế nhiều thành phần mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp của bên ngoài là chiến lược đúng đắn. Chính vì tính cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề này đã thôi thúc em chọn đề tài Phép biện chứng duy vật đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta . Phần I Cơ sở khách quan và mối quan hệ của các thành phần kinh tế I Nội dung của quy luật mâu thuẫn phép biện chứng Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật và là hạt nhân của phép biện chứng. Nội dung của quy luật chỉ ra cho chúng ta thấy nguồn gốc động lực của sự phát triển. Quan điểm siêu hình cho rằng sự vật là một thể đồng nhất tuyệt đối chúng không có mâu thuẫn bên trong. Thực chất của quan điểm này là phủ nhận mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển. Còn quan điểm của chủ nghĩa duy vật cho rằng sự vật hiện tượng luôn luôn có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn là hiện tượng khách quan chủ yếu bởi

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN