tailieunhanh - Luận văn hay về: Một số quan điểm cơ bản về phát triển con người và thực trạng của việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay
Con người, từ khá sớm trong lịch sử nhận thức cho đến tận hôm nay, vẫn được nhiều học thuyết khoa học xã hội coi là chiếm vị trí trung tâm của sự phát triển. Tất nhiên, trong mỗi thời đại, con người được chú ý nghiên cứu trên các bình diện khác nhau. Đến nay, quan điểm hiện đại về phát triển con người đã được thừa kế, bổ sung bằng nhiều nội dung mới và được nhiều quốc gia đề cao và chú trọng thực hiện trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của. | LUẬN VAN Một sô quan điêm cơ bản về phát triển con người và thực trạng của việc phát triên con người ở Việt Nam hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Con người từ khá sớm trong lịch sử nhận thức cho đến tận hôm nay vẫn được nhiều học thuyết khoa học xã hội coi là chiếm vị trí trung tâm của sự phát triển. Tất nhiên trong mỗi thời đại con người được chú ý nghiên cứu trên các bình diện khác nhau. Đến nay quan điểm hiện đại về phát triển con người đã được thừa kế bổ sung bằng nhiều nội dung mới và được nhiều quốc gia đề cao và chú trọng thực hiện trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của mình nhằm đạt tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Thực ra vấn đề phát triển con người theo xu hướng hiện đại đã được đề cập cô đọng trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản 1848 . Nhưng đến cuối thế kỷ XX việc thừa nhận con người là nguồn lực vô tận là nhân tố quyết định là mục tiêu tối thượng của sự tiến bộ xã hội mới được các chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP quán triệt lượng hóa và thiết kế một thước đo chung nhằm đánh giá trình độ phát triển con người ở các quốc gia thuộc Liên hợp quốc. Trong điều kiện hiện nay việc nghiên cứu về phát triển con người đòi hỏi phải luận giải một cách toàn diện làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước. Đây là một yêu cầu cấp bách cơ bản và lâu dài cho chiến lược phát triển con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề là ở chỗ mặc dù coi con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội và do đó phát triển con người thường được nhiều quốc gia ưu tiên hàng đầu cho việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội nhưng trên thực tế không phải quốc gia nào cũng làm được điều này kể cả các quốc gia phát triển có nhiều tiềm lực về kinh tế. Việc phát triển con người có thực hiện được hay không đạt tới mức độ nào ngoài việc dựa trên sự phát triển về kinh tế còn tùy thuộc vào quan điểm chính sách và chương trình hành động của từng
đang nạp các trang xem trước