tailieunhanh - ĐỘNG KINH – Phần 2

Hoạt động điện ngoài cơn của tế bào động kinh Nghiên cứu điện nội bào của các tế bào động kinh ngoài cơn người ta thấy một quá trình kích thích biểu hiện bằng sự khử cực kịch phát (PDS). Đặc điểm của sự khử cực kịch phát là: Điện thế khử cực màng với biên độ lớn: Theo sau nó là một chuỗi những điện thế hoạt động tần số cao Thay đổi này thường kết thúc bằng tình trạng tăng phân cực màng tế bào – một quá trình ức chế. . | ĐỘNG KINH - Phần 2 Hoạt động điện ngoài cơn của tế bào động kinh Nghiên cứu điện nội bào của các tế bào động kinh ngoài cơn người ta thấy một quá trình kích thích biểu hiện bằng sự khử cực kịch phát PDS . Đặc điểm của sự khử cực kịch phát là - Điện thế khử cực màng với biên độ lớn - Theo sau nó là một chuỗi những điện thế hoạt động tần số cao - Thay đổi này thường kết thúc bằng tình trạng tăng phân cực màng tế bào - một quá trình ức chế. - Hiện tượng điện nói trên về bản chất đây là một quá trình khử cực kéo dài tới mức bênh lý. Trong thực tế chỉ có một số đám neuron trong ổ động kinh có thể ngẫu nhiên lâm vào tình trạng khử cực kịch phát. Chúng sẽ đóng vai trò khởi động hoạt động điện động kinh và được gọi là các tế bào phát nổ burster cells . Trong trường hợp có sự giảm sút ức chế si-nap hoặc giảm ức chế nội sinh sự khử cực đó sẽ được lan truyền đi thông qua đó những tế bào phát nổ sẽ kích hoạt nhiều đám tế bào thần kinh khác làm các tế bào này cũng lâm vào tình trạng khử cực các tế bào này được gọi là tế bào hưởng ứng . Sự khử cực kịch phát của hàng ngàn tế bào như vậy sẽ tạo ra một điện thế rất lớn. Tuy nhiên điện thế này không được lan truyền sang các khu vực xung quanh mà bị hạn chế bởi một vành đai ức chế đồng tâm concentric surround inhibition xung quanh ổ động kinh. Đai ức chế này kéo từ vỏ não tới các lớp ở sâu nên còn được gọi là ức chế dọc verticale inhibition . Về bản chất đai ức chế này là sự tăng phân cực của các tế bào sau PDS và có vai trò giữ cho hiện tượng hoạt động điện trên PDS chỉ tồn tại trong phạm vi ổ động kinh mà không gây cơn động kinh trên lâm sàng. Khi có những hoàn cảnh thuận lợi nhất định sự tăng phân cực ức chế sau PDS có thể bị suy yếu đi và chuyển thành sự khử cực sau PDS. Qua đó đai ức chế bị phá vỡ hoạt động điện nền tảng PDS ngoài cơn sẽ đạt mức độ cao hơn và chuyển thành sự phóng điện tự phát đồng bộ và kịch phát dạng cơn của nhiều đám tế bào với biểu hiện là cơn đông kinh trên lâm sàng. Đăc điểm hoạt động điện nói trên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN