tailieunhanh - Kinh tế vĩ mô - Hệ thống tiền tệ và cơ chế tỷ giá

HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMS) VÀ CÁC CƠ CHẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THAY THẾ 1. Chế độ bản vị vàng 1870-1914 Dưới chế độ bản vị vàng, một nước cố định giá vàng và bảo vệ giá này bằng cách sẵn sàng mua hay bán vàng từ dự trữ của mình với giá cố định. Qua việc cố định giá vàng, các nước trong hệ thống cố định tỷ giá hối đoái với nhau. Một nước có thể được xem là có cân bằng bên ngoài khi chính phủ không bị áp lực mua hay bán vàng để. | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Hệ thống tiền tệ QT và cơ chế tỷ giá Niên khoá 2008-2010 HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ IMS VÀ CÁC CƠ CHẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THAY THẾ 1. Chế độ bản vị vàng 1870-1914 Dưới chế độ bản vị vàng một nước cố định giá vàng và bảo vệ giá này bằng cách sẵn sàng mua hay bán vàng từ dự trữ của mình với giá cố định. Qua việc cố định giá vàng các nước trong hệ thống cố định tỷ giá hối đoái với nhau. Một nước có thể được xem là có cân bằng bên ngoài khi chính phủ không bị áp lực mua hay bán vàng để cân bằng thanh toán bên ngoài. Cơ chế điều chỉnh tự động của chế độ bản vị vàng còn được biết đến như là cơ chế giá cả tự điều chỉnh theo vàng. Như chúng ta biết theo quy tắc trò chơi mức giá phụ thuộc vào cung tiền và cung tiền phụ thuộc vào trữ lượng vàng dự trữ. Một quốc gia đang mất lượng dự trữ vàng phải giảm nợ bằng nội tệ của mình tiền tệ để giữ được cam kết mua bán trao đổi nội tệ theo vàng với giá cố định. Bằng cách đó quốc gia làm cho lãi suất tăng thu hút vốn nước ngoài và giá giảm thu hút khách hàng cho khu vực xuất khẩu . Mặt khác một nước đang thu vàng theo luật chơi phải phát hành tiền phù hợp với sự tăng lên trong dự trữ vàng của mình làm cho lãi suất giảm và giá tăng. Dưới chế độ bản vị vàng đôi khi các nước cố gắng tránh các điều chỉnh của lãi suất và mức giá bằng cách vô hiệu hóa các dòng vàng lưu chuyển bằng các hoạt động bù trừ tiền tệ. Những hoạt động này có tác động làm trầm trọng hơn mất cân bằng trong thanh toán quốc tế và lũng đoạn tính chắc chắn của hệ thống. 2. Hệ thống Bretton Woods và Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF 1945-1973 Hệ thống Bretton Woods được chấp thuận cuối Thế chiến thứ II là một hệ thống chuyển đổi hai tầng được biết đến như là chế độ bản vị hối đoái vàng. Trung tâm là đồng đô la Mỹ mà chính phủ Mỹ bảo đảm có thể chuyển đổi thành vàng với giá 35 oz nhưng chỉ cho các ngân hàng trung ương chứ không phải ngoài thị trường . Tầng thứ hai là các nước tham gia cố định tiền tệ của họ với đồng đô la với tỷ giá

TỪ KHÓA LIÊN QUAN