tailieunhanh - Dinh dưỡng cho người bệnh COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) còn gọi là COPD bệnh thường gặp và đang gia tăng trên toàn thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, có 600 triệu người trên thế giới mắc bệnh này và con số này sẽ tăng lên gấp 3-4 lần trong thập kỷ tới. Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc BPTNMT cao nhất (chiếm tới 6,7% dân số) khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên bệnh có thể dự phòng và điều trị được nếu biết kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập. | Dinh dưỡng cho người bệnh COPD Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính BPTNMT còn gọi là COPD bệnh thường gặp và đang gia tăng trên toàn thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới có 600 triệu người trên thế giới mắc bệnh này và con số này sẽ tăng lên gấp 3-4 lần trong thập kỷ tới. Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc BPTNMT cao nhất chiếm tới 6 7 dân số khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Tuy nhiên bệnh có thể dự phòng và điều trị được nếu biết kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý với liệu pháp điều trị đúng. Sự cần thiết phải bổ sung dinh dưỡng cho người mắc BPTNMT Ở bệnh nhân BPTNMT COPD đặc biệt là các bệnh nhân giai đoạn bệnh nặng thường có tình trạng suy dinh dưỡng thiếu hụt các vitamin và các nguyên tố vi lượng. Theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có tới 70 số bệnh nhân BPTNMT có biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở bệnh nhân như quá trình tiêu hóa hấp thu thức ăn kém tình trạng stress lo lắng về bệnh tật khó thở gây cản trở việc ăn uống hoặc do tác dụng phụ của các thuốc điều trị. Hậu quả của suy dinh dưỡng ở người bệnh tất yếu dẫn tới suy giảm khả năng miễn dịch tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm khuẩn phát triển và dẫn tới các đợt cấp của bệnh làm bệnh tiến triển nhanh và nặng. Tổn thương phổi trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các biện pháp đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh Đối với bệnh nhân BPTNMT điều tất yếu trước hết phải đảm bảo đủ năng lượng cho các hoạt động thông thường cũng như hoạt động thở gắng sức của bệnh nhân. Thông thường ở bệnh nhân BPTNMT tiêu tốn năng lượng cho quá trình hô hấp gấp 5-10 lần người bình thường. Vì vậy nhu cầu năng lượng tối thiểu hằng ngày cho các bệnh nhân BPTNMT là 30 kcalo kg trọng lượng cơ thể. Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ 3 nguồn chất bột đạm và chất béo. Nên ưu tiên đạm và chất béo cho bệnh nhân vì việc sử dụng nhiều tinh bột có thể làm tăng CO2 trong máu bởi các bệnh nhân vốn đã tăng mạn tính CO2 trong máu . Ảnh minh họa nguồn Internet . Thành
đang nạp các trang xem trước