tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm triết học cổ đại – hệ thống trường phái vêddanta

B. HỆ THỐNG CHÍNH THỐNG 1. Trường phái Vêđanta Trường phái Vêđanta (Kết thúc Vêđa) xuất hiện vào thế kỷ II TCN, do Badarayana khởi xướng và Sankara phát triển. Là một trường phái triết học – tôn giáo, Vêđanta tiếp nối các tư tưởng của Upanisát, đưa ra các kiến giải siêu hình và duy tâm về nguyên nhân hình thành thế giới (vũ trụ và vạn vật). Những tư tưởng triết học cơ bản của nó là: Một là, thừa nhận sự tồn tại của brátman – linh hồn vũ trụ là thực tại tinh thần tối cao,. | Sáng kiến kinh nghiệm triết học cổ đại - hệ thống trường phái vêddanta B. HỆ THỐNG CHÍNH THỐNG 1. Trường phái Vêđanta Trường phái Vêđanta Kết thúc Vêđa xuất hiện vào thế kỷ II TCN do Badarayana khởi xướng và Sankara phát triển. Là một trường phái triết học - tôn giáo Vêđanta tiếp nối các tư tưởng của Upanisát đưa ra các kiến giải siêu hình và duy tâm về nguyên nhân hình thành thế giới vũ trụ và vạn vật . Những tư tưởng triết học cơ bản của nó là Một là thừa nhận sự tồn tại của brátman - linh hồn vũ trụ là thực tại tinh thần tối cao là bản chất là nguồn sống vĩnh hằng là cội nguồn chi phối mọi sự sinh thành và hủy diệt của mọi cái trong thế giới. Hai là coi átman - linh hồn cá nhân - là hiện thân của brátman nơi thể xác trần tục của con người và bị vây hãm ràng buộc bởi những ham muốn nhục dục của thể xác. Để giải thoát átman khỏi sự vây hãm ràng buộc này con người átman phải dốc lòng tu luyện suy tư chiêm nghiệm tâm linh để nhận ra bản tính thần thánh của mình mà quay về với Brátman. Ba là coi thế giới vật chất chỉ là ảo ảnh do vô minh của con người mang lại. Phái Vêđanta chịu sự phê phán mạnh mẽ của các trường phái khác vì vậy nó đã không đứng vững trước lập trường duy tâm nhất nguyên của mình. Sang thời trung đại nó đã chuyển dần sang lập trường nhị nguyên. Dù vậy nó vẫn là cơ sở triết học của giáo lý đạo Bàlamôn - Hinđu. 2. Trường phái Samkhya Trường phái Samkhya Số luận do Kapila 350-250 TCN khởi xướng và sau đó Isvarakrisna phát triển thêm. Lý luận cơ bản của phái này là học thuyết duy vật về bản nguyên của thế giới. Những tư tưởng triết học cơ bản của nó là Một là không thừa nhận sự tồn tại của brátman và thần thánh mà thừa nhận bản nguyên của thế giới là prakriti - vật chất đầu tiên tiềm ẩn không hình dạng không giới hạn không thể nhận biết được bằng cảm tính. Hai là thừa nhận vạn vật chỉ là thể thống nhất tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa 3 yếu tố là sativa nhẹ nhàng thuần khiết razas tích cực năng động và tamas nặng ỳ . Ba là thừa nhận tồn tại luật nhân

TỪ KHÓA LIÊN QUAN