tailieunhanh - Truyền dịch - Truyền máu – Phần 1

Truyền dịch a Mục đích. tiêm truyền dung dịch là đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch hoặc dưới da một khối lượng dung dịch và thuốc với mục đích: - Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi bệnh nhân bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng và tiêu chảy mất nước.) - Giải độc, lợi tiểu - Nuôi dưỡng người bệnh (khi bệnh nhân không ăn uống được) - Ðưa thuốc vào để điều trị bệnh b Các loại dịch truyền. Ðường, muối bicarbonat 1,4%, điện giải, vitamin, acid amin, máu tươi và các. | Truyền dịch - Truyền máu - Phần 1 1. truyền dịch a Mục đích. tiêm truyền dung dịch là đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch hoặc dưới da một khối lượng dung dịch và thuốc với mục đích - Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi bệnh nhân bị mất nước mất máu xuất huyết bỏng và tiêu chảy mất nước. - Giải độc lợi tiểu - Nuôi dưỡng người bệnh khi bệnh nhân không ăn uống được - Đưa thuốc vào để điều trị bệnh b Các loại dịch truyền. Đường muối bicarbonat 1 4 điện giải vitamin acid amin máu tươi và các thành phần của máu. và chia theo Loại chất dung dịch điện giải - Dinh dưỡng glucose acid amin. - dung dịch kiềm hóa và acid hóa - Máu và các phế phẩm của máu - Các chế phẩm thay thế máu Dextran. dung dịch ưu trương glucose 20 30 50 NaCl 10 20 dung dịch đẳng trương Glucose 5 NaCl 0 9 NaHCO3 1 4 c Các vị trí tiêm truyền tính mạch c .1. Các vị trí thông thường - Các tính mạch ở mu bàn tay - Các tính mạch ở cẳng tay cánh tay khuỷu tay - Các tính mạch ở chân - Các tính mạch ở đầu với trẻ nhỏ tĩnh mạch trán thái dương tĩnh mạch mang tai Hình 100-103 186-187 c .2. Các vị trí khác Tĩnh mạch trung tâm để đặt ống thông nuôi dưỡng bệnh nhân dài ngày nhằm đo áp lực tĩnh mạch trung tâm trong cấp cứu thường do bác sĩ thực hiện . d Nguyên tắc. - dịch truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn. - khi tiến hành kỹ thuật phải đúng quy cách và bảo đảm vô khuẩn đến khi kết thúc xong. - Tuyệt đối không để không khí vào tĩnh mạch. - Đảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực máu của bệnh nhân. - Tốc độ chảy của dịch phải theo đúng y lệnh duy trì tổng lượng đưa vào đúng thời gian quy định . - theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân trước trong và sau truyền. - Phát hiện các dấu hiệu sớm của phản ứng và xử lý kịp thời. - Không để lưu kim quá 24 giờ trong cùng một vị trí. - Nơi tiếp xúc giữa kim và mặt da phải giữ vô khuẩn. e Trường hợp nên truyền và không nên truyền. e .1. Nên truyền Xuất huyết và tiêu chảy mất nước bỏng trước mổ sau mổ. e .2. Không nên truyền - .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN