tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " TÌM HIỂU KHẢ NĂNG NUÔI LỢN HƯỚNG NẠC Ở NÔNG HỘ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CỦ VÀ LÁ SẮN Ủ TRONG CHĂN NUÔI Ở TỈNH QUẢNG BÌNH "
Với phương pháp phối hợp khẩu phần dựa trên nguồn thức ăn sẵn có trong nông hộ là cám gạo và bột ngô kết hợp với thức ăn đậm đặc, trong điều kiện nông hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ ở vùng đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Bình, tốc độ tăng trọng của lợn lai F1(L x Y) trong giai đoạn 20 – 60kg đạt 598,4 g/con/ngày và tốc độ tăng trọng của lợn lai F2 (PIE x (Y x MC)) đạt 490,5 g/con/ngày. | TÌM HIỂU KHẢ NĂNG NUÔI LỢN HƯỚNG NẠC Ở NÔNG HỘ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CỦ VÀ LÁ SẮN Ủ TRONG CHĂN NUÔI Ở TỈNH QUẢNG BÌNH Lê Văn An Nguyễn Thị Lộc Hồ Trung Thông Đào Thị Phượng Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế TÓM TẮT Với phương pháp phối hợp khẩu phần dựa trên nguồn thức ăn sẵn có trong nông hộ là cám gạo và bột ngô kết hợp với thức ăn đậm đặc trong điều kiện nông hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ ở vùng đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Bình tốc độ tăng trọng của lợn lai F1 L x Y trong giai đoạn 20 - 60kg đạt 598 4 g con ngày và tốc độ tăng trọng của lợn lai F2 PIE x Y x MC đạt 490 5 g con ngày. Tiêu tốn thức ăn lần lượt là 3 23 và 3 56. Như vậy tốc độ tăng trọng của lợn lai F1 L x Y nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trọng của lợn lai F2 PIE x Y x MC lợn lai 3 4 máu ngoại . Trong khi đó tiêu tốn thức ăn kg tăng trọng của lợn lai F1 L x Y thấp hơn khi so với tiêu tốn thức ăn kg tăng trọng của lợn lai F2 PIE x Y x MC . Để phát triển rộng mô hình nuôi lợn nạc trong điều kiện nông hộ quy mô nhỏ ngoài các giải pháp về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng các giải pháp về nguồn giống chất lượng cao và tiêu thụ sản phẩm cần phải được tính toán kỹ. Sử dụng củ và lá sắn KM94 ủ chua với tỷ lệ 20 trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn thịt F1 ĐB x MC đã không ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng lô ĐC là 522 g ngày và lô TN509 g ngày tiêu tốn thức ăn lô ĐC 3 37 và lô TN 3 44 kg TĂ kg TT nhưng đã làm giảm chi phí thức ăn kg tăng trọng là 8 . Kết quả này là cơ sở khoa học để các hộ gia đình ở tỉnh Quảng Bình nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung có thể sử dụng củ sắn và tận dụng lá sắn KM 94 khi thu hoạch để nuôi lợn đưa lại hiệu quả kinh tế và góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với trồng trọt chăn nuôi đã và đang đóng vai trò đáng kể trong kinh tế hộ gia đình ở Quảng Bình. Trong những năm gần đây chăn nuôi ngày được chú trọng đặc biệt là chăn nuôi lợn. Nhằm tăng hiệu quả trong chăn nuôi lợn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng thịt đòi hỏi công
đang nạp các trang xem trước