tailieunhanh - LUẬN VĂN: Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment: FDI) là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện FDI là nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hoá, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng quota xuất khẩu của. | LUẬN VAN Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment FDI là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện FDI là nhằm mở rộng thị trường nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tận dụng nguồn tài nguyên nguyên liệu tại chỗ tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hoá tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng quota xuất khẩu của nước nhận đầu tư để mở rộng thị trường tiếp cận người tiêu dùng nâng cao trình độ khoa học công nghệ năng lực quản lý và trình độ tiếp thị giữa các quốc gia. Ngày nay tùy thuộc vào nhu cầu khả năng và điều kiện của mỗi nước mà hoạt động FDI cân bằng và song hành với việc thu hút FDI. Việt Nam đến nay trải qua hơn 20 năm đổi mới đã và đang thành công trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Song dưới tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và đứng trước việc là một thành viên của WTO nhiều doanh nghiệp Việt Nam DNVN đã mạnh dạn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Hiện nay DNVN đã có mặt tại nhiều nước và vùng lãnh thổ thuộc năm châu lục mà lớn nhất là Cộng hoà Dân chủ nhân dân CHDCND Lào. Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng vốn có quan hệ hữu nghị truyền thống từ lâu đời. Hai nước có chung đường biên giới sự gần gũi về trình độ phát triển và lịch sử văn hoá cùng với sự tương đồng về việc lựa chọn mục tiêu con đường phát triển trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong quá trình xây dựng phát triển đất nước trở thành một trong những nhân tố mang ý nghĩa quyết định tạo lập mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào. Với bề dày truyền thống hữu nghị hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau quan hệ hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam và Lào cũng đã được thiết lập từ lâu có nhiều bước phát triển và khá toàn diện. Đặc biệt trong những năm gần đây ngoài những lĩnh vực hợp tác .
đang nạp các trang xem trước