tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN HÀM LƯỢNG CÁC HỢP CHẤT CHỨA LƯU HUỲNH, INDOLE, PHENOL VÀ AXÍT BÉO BAY HƠI TRONG PHÂN LỢN SINH TRƯỞNG "
Thí nghiệm này nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein thô (CP) khác nhau trong khẩu phần đến hàm lượng các hợp chất chứa lưu huỳnh (S), indole, phenol và acid béo bay hơi (VFA) trong phân của lợn sinh trưởng. Thí nghiệm được tiến hành trên 18 con lợn với trọng lượng ban đầu khoảng 36,5 kg. Thí nghiệm tuân theo kiểu thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn theo khối với 3 mức protein thô trong thức ăn: 12%, 15% và 18% trong 6 khối. . | ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN HÀM LƯỢNG CÁC HỢP CHẤT CHỨA LƯU HUỲNH INDOLE PHENOL VÀ AXÍT BÉO BAY HƠI TRONG PHÂN LỢN sinh trưởng Lê Đình Phùng Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế TÓM TẮT Thí nghiệm này nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein thô CP khác nhau trong khẩu phần đến hàm lượng các hợp chất chứa lưu huỳnh S indole phenol và acid béo bay hơi VFA trong phân của lợn sinh trưởng. Thí nghiệm được tiến hành trên 18 con lợn với trọng lượng ban đầu khoảng 36 5 kg. Thí nghiệm tuân theo kiểu thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn theo khối với 3 mức protein thô trong thức ăn 12 15 và 18 trong 6 khối. Lợn được nuôi cá thể trong chuồng nuôi có hố phân riêng biệt phía dưới mỗi ô chuồng. Sau 5 tuần thí nghiệm các mẫu phân được thu trực tiếp từ hố phân sau đó được được phân tích các chỉ tiêu các hợp chất chứa S indole phenol và các VFA. Giảm hàm lượng CP trong khẩu phần làm giảm hàm lượng các chất methyl sulphide carbon disulphide ethanethiol phenol 4-ethyl phenol indole và 3-methyl indole P 0 05 và có khuynh hướng làm giảm hàm lượng VFA mạch nhánh iso-butyric và iso-pentanoic acid P 0 1 trong phân lợn. Qua thí nghiệm này có thể kết luận rằng giảm thiểu hàm lượng CP trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn là một giải pháp để giảm thiểu hàm lượng các chất có chứa S indole phenol và VFA mạch nhánh trong phân từ đó giảm tác động xấu của chăn nuôi lợn đến môi trường và sức khỏe cho con người cũng như con vật. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giảm hàm lượng các hợp chất gây mùi từ chăn nuôi lợn là một mối quan tâm hàng đầu của công chúng nhà sản xuất và nhà hoạch định chính sách do những tác động xấu của các hợp chất mùi đến môi trường và sức khỏe con người và vật nuôi. Mối quan tâm này càng được đặt ra khi chăn nuôi lợn ngày càng được thâm canh về quy mô chăn nuôi và mức độ đầu tư thức ăn đặc biệt là các loại thức ăn có hàm lượng protein cao. Mùi là một hỗn hợp của rất nhiều hợp chất khác nhau. Thông thường người ta phân chia các chất gây mùi ra làm bốn nhóm chính 1 .
đang nạp các trang xem trước