tailieunhanh - Khảo cổ học Việt Nam: Dấu ấn 2001

Tài liệu sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc một số cuộc khai quật đáng chú ý trong số gần 400 cuộc kiếm tìm của năm 2001. Những cuộc khai quật này được xếp vào các niên đại và nền văn hóa như: Khảo cổ học thời đại đá; khảo cổ học thời đại Kim khí; khảo cổ học lịch sử; khảo cổ học Chăm Pa và Óc Eo. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết. | Có người chuyên làm khảo cổ, ắt sẽ có nền khảo cổ. Trên một tảng nền thống nhất nên phân lập các ngành khảo cổ theo a- thời gian tiến triển: Tiền sử - Sơ sử - Lịch sử; và cả b- theo không gian: + Dõi tìm bằng được chuỗi hóa thạch người tối cổ - người cổ - người hiện đại ở trong các hang động Tây Bắc - Việt Bắc. Làm sáng rõ những người "đương thời" của người Thẩm Khuyên, hang Hùm, Thẩm òm. và các nền văn hóa của họ: Sơ - Trung kỳ đá cũ; + Tây Bắc chưa được giới khảo cổ học "thâm canh" bằng Việt Bắc, các bạn nghĩ sao ?. Vân Nam có "người Nguyên Mưu" và vượn rừng cổ hàng triệu năm đấy ! và dải núi Tây Bắc chỉ là sự kéo dài của dải Vân (Nam), Quý (Châu) cũng như 4 dải núi đá vôi uốn cong Việt Bắc chỉ là sự nối dài những dải núi Quảng Tây - Quảng Đông. Nên bớt cái giọng điệu Chauvin (sô-vanh) hay Nationalisme (Quốc gia chủ nghĩa) trong văn cảnh khảo cổ học và lịch sử nói chung. Thời Tiền sử - sơ sử không hề có biên giới rạch ròi. Và biên giới chính trị từ nghìn xưa cho đến hôm nay vẫn thường cắt xéo qua các biên giới Văn hóa và Tộc người.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN