tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " MARKETING NÔNG SẢN CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN NHỎ Ở MIỀN TRUNG - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC "

Qua hai thập kỷ thực hiện đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã và đang đạt những thành tựu vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp hàng năm khoảng 4% năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm một cách nhanh chóng và được xem là chưa có tiền lệ, từ 37,8% dân số năm 1998 xuống còn 19% năm 2004 (Báo cáo cập nhật đói nghèo, 2006). Nông sản chiếm hơn 50% thu nhập quốc dân và khoảng 55% giá trị xuất khẩu. . | MARKETING NÔNG SẢN CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN NHỎ Ở MIỀN TRUNG - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Bùi Thị Tám Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 1. Đặt vấn đề Qua hai thập kỷ thực hiện đổi mới nông nghiệp Việt Nam đã và đang đạt những thành tựu vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp hàng năm khoảng 4 năm tỉ lệ hộ nghèo giảm một cách nhanh chóng và được xem là chưa có tiền lệ từ 37 8 dân số năm 1998 xuống còn 19 năm 2004 Báo cáo cập nhật đói nghèo 2006 . Nông sản chiếm hơn 50 thu nhập quốc dân và khoảng 55 giá trị xuất khẩu. Trong những năm gần đây hội nhập thương mại quốc tế được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Việt Nam nhằm tạo cơ hội mở rộng thị trường thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế. Các tỉnh miền Trung với hầu hết dân số sống ở khu vực nông thôn nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho hơn 21 triệu người và việc làm cho hơn 2 3 dân số miền Trung. Tuy nhiên thực trạng phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp ở miền Trung thời gian qua cũng cho thấy nhiều vấn đề cần quan tâm trong đó những hạn chế về tài nguyên đất và nước và các điều kiện tiếp cận thị trường đang được xem là những thách thức lớn đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở miền Trung. Với mục đích khảo sát thị 101 trường nông sản miền Trung và đánh giá nhu cầu hỗ trợ phát triển trong khuôn khổ xây dựng dự án Đa dạng hóa nông nghiệp giai đoạn 2 của Ngân hàng Thế giới một cuộc điều tra các hộ nông dân và các đối tượng tham gia thị trường liên quan được tiến hành từ tháng 4 - 7 2005 tại 5 tỉnh miền Trung là Đắc Lắk Kon Tum Gia Lai Thừa Thiên Huế và Quảng Bình với 300 hộ nông dân được lựa chọn điều tra đại diện cho vùng đồng bằng và miền núi ở các tỉnh. Trong khuôn khổ bài viết này chỉ một phần nhỏ thông tin của cuộc điều tra được sử dụng nhằm tìm hiểu mức độ tham gia thị trường nông sản cũng như các cơ hội và thách thức của các hộ nông dân nhỏ miền Trung trước thềm hội nhập. 2. Một số đặc điểm của các đối tượng tham gia thị trường chủ yếu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.