tailieunhanh - Hát ghẹo - 36 cuộc chuyện trò chứa chan tình cảm

Hát ghẹo là một hình thức hát giao duyên, đối đáp nam nữ phổ biến khắp nơi, từ miền xuôi đến miền ngược mỗi khi xuân đến, khi mùa màng bội thu, khi nông nhàn hay những đêm trǎng sáng. Mỗi vùng có một cách hát ghẹo khác nhau: khác về cách hát, tổ chức hát, giọng hát cũng như lề lối, phong tục hát. Sự khác nhau đó cũng tuỳ theo sự giao lưu vǎn hoá và những yếu tố xã hội của từng địa phương | Chuyện kể rằng ngôi đình làng thờ nữ tướng Xuân Nương bị cháy, trai tráng Nam Cường cùng nhau lên rừng đại ngàn kiếm gỗ về dựng lại đình. Đến địa phận xã Thục Luyện, mệt quá, trai tráng ngồi nghỉ chân, trai gái Mường biết vậy liền đưa thịt rừng rượu thơm ra đãi. Lại cùng nhau lên rừng ngả gỗ đóng bè cho trôi theo dòng sông xuôi về. Qua địa phận xã Thục Luyện bè bị mắc cạn, đẩy mãi không qua, những cô gái Mường ở thôn Hùng Nhĩ đi hái mǎng về bèn khuyên vừa đẩy bè vừa hát thì thần thác mới hài lòng để cho bè xuôi. Quả thật, khi trai gái hai bên cùng nhau đẩy và hát đối đáp với nhau thì bè nhích dần rồi chảy về xuôi. Thác thần từ đó được gọi là thác "đôi ta", khúc hát đẩy bè trên được gọi là "hát ghẹo" hay "ghẹo nước nghĩa" (nghĩa là hát giữa các thôn làng kết nghĩa với nhau), "hát anh chị". Sở dĩ có tên "hát anh chị" vì hai bên hát đối đáp với nhau sẽ gọi nhau là anh, là chị. Hát ghẹo ở Nam Cường trở nên nổi tiếng và được gọi là hát ghẹo Nam Cường để phân biệt với hát ghẹo của các vùng khác.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN