tailieunhanh - Đề tài: Vận dụng nội dung đã nghiên cứu về thương mại quốc tế hãy phân tích nội dung đổi mới chính sách thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Liên hệ thực tiễn
Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người, các hoạt động kinh tế diễn ra với quy mô ngày càng lớn, phạmvi các quan hệ kinh tế ngày càng rộng, tính chất của chúng ngày càng phức tạp, trình độ phát triển của chúng ngày càng cao. Từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, quan hệ thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, sự phân công lao động diễn ra ở tầm quốc tế, các doanh nghiệp tìm cách mở rộng thị. | rri Tiêu luận Môn Thương mại quốc tế Đề tài Vận dụng nội dung đã nghiên cứu về thương mại quốc tế hãy phân tích nội dung đổi mới chính sách thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Liên hệ thực tiễn Hà Nội - 2006 Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người các hoạt động kinh tế diễn ra với quy mô ngày càng lớn phạmvi các quan hệ kinh tế ngày càng rộng tính chất của chúng ngày càng phức tạp trình độ phát triển của chúng ngày càng cao. Từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời quan hệ thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu sự phân công lao động diễn ra ở tầm quốc tế các doanh nghiệp tìm cách mở rộng thị trường ra nước ngoài các quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra không những trên lĩnh vực thương mại mà cả trên lĩnh vực đầu tư chuyển giao công nghệ di chuyển quốc tế sức lao động và nhiều lĩnh vực khác. Do sự phát triển của các hoạt động thương mại quốc tế và các hoạt động trao đổi quốc tế khác thị trường thế giới được hình thành. Nhưng không phải từ khi hình thành thị trường thế giới là đã xuất hiện khái niệm nền kinh tế thế giới. Khái niệm nền kinh tế thế giới chỉ ra đời trên cơ sở sự phát triển đến một trình độ nhất định không những của các nền kinh tế quốc gia mà quan trọng hơn là sự phát triển đáng kể của các quan hệ kinh tế quốc tế vì chính các quan hệ kinh tế quốc tế mới làm cho nền kinh tế quốc gia liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau tạo nên tính thống nhất tính chỉnh thể của nền kinh tế thế giới. Cơ cấu của nền kinh tế thế giới có thể được xem xét trên nhiều góc độ - Theo hệ thống kinh tế - xã hội người ta chia nền kinh tế thế giới ra thành hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa và hệ thống kinh tế của các nước thuộc thế giới thứ ba. - Theo trình độ phát triển kinh tế người ta chia nền kinh tế thế giới thành ba nhóm quốc gia các nước công nghiệp phát triển cao các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển. Ngoài hai
đang nạp các trang xem trước