tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA XIÊM VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY DƯỚI THỜI RAMA III (1824 - 1851) "

Khi nghiên cứu về quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nước phương Tây thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, người ta thường chú ý đến những thành công nỗi bật trong chính sách đối ngoại khôn khéo của Xiêm dưới thời vua Mongkut (Rama IV) và vua Chulalongkon (Rama V) mà hầu như không đề cập đến thời Rama III trước đó, vì một số nhà sử học phương Tây cho rằng Rama III là một con người cứng nhắc và thiếu cởi mở. . | QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA XIÊM VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY DƯỚI THỜI RAMA III 1824 - 1851 Đặng Văn Chương Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Khi nghiên cứu về quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nước phương Tây thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX người ta thường chú ý đến những thành công nỗi bật trong chính sách đối ngoại khôn khéo của Xiêm dưới thời vua Mongkut Rama IV và vua Chulalongkon Rama V mà hầu như không đề cập đến thời Rama III trước đó vì một số nhà sử học phương Tây cho rằng Rama III là một con người cứng nhắc và thiếu cởi mở. Vương quốc Xiêm dưới thời Mongkut 1851-1868 và Chulalongkon 1868-1910 đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao hợp tác với các nước phương Tây dần dần đi theo quỹ đạo của các nước phương Tây và từng bước hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên khi nhìn lại mối quan hệ của vương quốc Xiêm với các nước phương Tây dưới thời Rama III 1824 - 1851 Xiêm cũng đã đạt được những kết quả rất quan trọng trong việc giữ gìn nền hòa bình và đã kiên quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ trước những đòi hỏi ngang ngược của các nước đế quốc thực dân phương Tây mà nhiều nước chung quanh ở khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ đã không thể thực hiện được. Chính thành công đó mở đường cho thắng lợi ngoại giao của Xiêm trong các giai đoạn tiếp theo. I. Nền tảng chính trỊ kinh tế - quân sự của đường lối đối ngoại của Xiêm dưới thời Rama III 1824 - 1851 89 Trước những áp lực và thách thức ngày càng gia tăng đối với Xiêm từ các thế lực thực dân và tư bản phương Tây thì Rama II qua đời 7-1824 không để lại di chúc về người kế vị. Trước tình hình đó buộc triều đình Xiêm sau mấy lần thảo luận phải chọn hoàng tử Chet-xa-bô-đin là con trai trưởng của Rama II nhưng không phải là con của Chính cung hoàng hậu lên ngôi vua lúc 37 tuổi - tức là Rama III 1824-1851 thay vì theo luật là phải chọn hoàng tử Mongkút là con của Chính cung hoàng hậu. Điều đó được giải thích là lúc bấy giờ nước Xiêm cần có một ông vua cứng rắn quyết đoán kiên quyết nhưng linh hoạt .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN