tailieunhanh - 2. CÁC PHƯỢNG PHÁP BIỂU DIỄN THUẬT TOÁN
Khi chứng minh hoặc giải một bài toán trong toán học, ta thường dùng những ngôn từ toán học như : "ta có", "điều phải chứng minh", "giả thuyết", . và sử dụng những phép suy luận toán học như phép suy ra, tương đương, . | 2. CÁC PHƯỢNG PHÁP BIỂU DIỄN THUẬT TOÁN Khi chứng minh hoặc giải một bài toán trong toán học ta thường dùng những ngôn từ toán học như ta có điều phải chứng minh giả thuyết . và sử dụng những phép suy luận toán học như phép suy ra tương đương .Thuật toán là một phương pháp thể hiện lời giải bài toán nên cũng phải tuân theo một số quy tắc nhất định. Để có thể truyền đạt thuật toán cho người khác hay chuyển thuật toán thành chương trình máy tính ta phải có phương pháp biểu diễn thuật toán. Có 3 phương pháp biểu diễn thuật toán 1. Dùng ngôn ngữ tự nhiên. 2. Dùng lưu đồ-sơ đồ khối flowchart . 3. Dùng mã giả pseudocode . - . Ngôn ngữ tự nhiên Trong cách biểu diễn thuật toán theo ngôn ngữ tự nhiên người ta sử dụng ngôn ngữ thường ngày để liệt kê các bước của thuật toán Các ví dụ về thuật toán trong mục 1 của chương sử dụng ngôn ngữ tự nhiên . Phương pháp biểu diễn này không yêu cầu người viết thuật toán cũng như người đọc thuật toán phải nắm các quy tắc. Tuy vậy cách biểu diễn này thường dài dòng không thể hiện rõ cấu trúc của thuật toán đôi lúc gây hiểu lầm hoặc khó hiểu cho người đọc. Gần như không có một quy tắc cố định nào trong việc thể hiện thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên. Tuy vậy để dễ đọc ta nên viết các bước con lùi vào bên phải và đánh số bước theo quy tắc phân cấp như 1 . Bạn có thể tham khảo lại ba ví dụ trong mục 1 của chương để hiểu cách biểu diễn thuật toán theo ngôn ngữ tự nhiên. . Lưu đồ - sơ đồ khối Lưu đồ hay sơ đồ khối là một công cụ trực quan để diễn đạt các thuật toán. Biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ sẽ giúp người đọc theo dõi được sự phân cấp các trường hợp và quá trình xử lý của thuật toán. Phương pháp lưu đồ thường được dùng trong những thuật toán có tính rắc rối khó theo dõi được quá trình xử lý. Để biểu diễn thuật toán theo sơ đồ khối ta phải phân biệt hai loại thao tác. Một thao tác là thao tác chọn lựa dựa theo một điều kiện nào đó. Chẳng hạn thao tác nếu a b thì thực hiện thao tác B2 ngược lại thực hiện B4 là thao tác .
đang nạp các trang xem trước