tailieunhanh - Bệnh bạch hầu – diphtheria

Tiếng Anh diphtheria - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "miếng da động vật", do bệnh thường đặc trưng bằng một lớp màng giả (pseudomembrane) trong họng hầu hay trong mũi, trên da. - Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu, tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae. | Bệnh bạch hầu - diphtheria Tiếng Anh diphtheria - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là miếng da động vật do bệnh thường đặc trưng bằng một lớp màng giả pseudomembrane trong họng hầu hay trong mũi trên da. - Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae. A V t I K í í Hippocrates mô ta lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. - Klebs năm 1883 quan sát được vi khuẩn bạch hầu ở màng giả bạch hầu. Năm 1888 Roux và Yersin mô tả sự hiện diện của độc tố bạch hầun. - Theobald Smith năm 1909 đã chứng minh rằng độc tố toxin bị trung hoà bởi kháng độc tố antitoxin tạo nên phức hợp Độc tố-Kháng độc tố Toxin-Anti-Toxin complex TAT vẫn giữ nguyên tính sinh miễn dịch nhưng lại không gây nên các phản ứng tại chỗ. - Schick năm 1913 mô tả thử phản ứng trên da skin test nhằm phát hiện đáp ứng miễn dịch của người đối với bệnh bạch hầu. - Ramon 1929 - mô tả phương pháp biến đổi độc tố bạch hầu thành dạng giải độc nhưng vẫn có khả năng gây miễn dịch bằng cách xử lý với formaldehyde. Sản phẩm được gọi là giải độc tố toxoid . Đó là một trong những loại vaccine bạch hầu an toàn nhất mọi thời đại. - Freeman 1951 - đưa ra một phát minh quan trọng rằng các chủng gây bệnh có khả năng sản xuất độc tố có tính ly giải lysogenic - nghĩa là chúng bị nhiễm một loại thực khuẩn bệnh trong khi các chủng không ly giải thì không có độc lực. Sau đó người ta phát hiện rằng gene chịu trách nhiệm cho qui trình sản xuất độc tố nằm trên ADN thực khuẩn bệnh này. Pappenheimer 1960 - tại Đại Học Harvard khảo sát tác động của độc tố bạch hầu lên các tế bào Hela và đi đến kết luận độc tố có khả năng ức chế qui trình tổng hợp protein thông qua cơ chế phong tỏa sự vận chuyển các amino acid của các ARN vận chuyển tRNA đến ribosome khi bào quan tiến hành tổng hợp chuỗi polypeptide. - Họ cũng phát hiện rằng tác động này của độc tố bạch hầu có thể bị phong tỏa nếu trước đó kháng độc tố bạch hầu được sử dụng. - Sau đó cơ chế .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN