tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " Sử dụng phương pháp Morris đánh giá độ nhạy các thông số trong mô hình WetSpa cải tiến (Thử nghiệm trên lưu vực sông Vệ) "
Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá độ nhạy các thông số trong mô hình WetSp cải tiến, là một mô hình còn khá mới, bắt đầu được ứng dụng ở Việt Nam, nhằm phục vụ việc thu thập số liệu, hiệu chỉnh, kiểm định và khai thác thuận lợi trong thực tiễn. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 25 Sô 3S 2009 397-402 Sử dụng phương pháp Morris đánh giá độ nhạy các thông số trong mô hình WetSpa cải tiến Thử nghiệm trên lưu vực sông Vệ Phạm Thị Phương Chi1 Nguyễn Thanh Sơn1 Nguyễn Tiền Giang1 Tom Doldersum2 Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN 334 Nguyễn Trãi Hà Nội Việt Nam 2Trường Đại học Twente Enschede Hà Lan Nhận ngày 25 tháng 11 năm 2009 Tóm tắt. Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá độ nhạy các thông số trong mô hình WetSp cải tiến là một mô hình còn khá mới bắt đầu được ứng dụng ở Việt Nam nhằm phục vụ việc thu thập số liệu hiệu chỉnh kiểm định và khai thác thuận lợi trong thực tiễn. Việc phân tích độ nhạy được thử nghiệm để mô phỏng lũ bằng mô hình WetSpa cải tiến trên lưu vực sông Vệ giới hạn đến trạm An Chỉ tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số triết giảm dòng ngầm Kg là thông số có độ nhạy lớn nhất đối với đỉnh lũ tổng lượng lũ đồng thời có mức độ tương tác lớn với các thông số khác trong mô hình. Hệ số dòng chảy mặt ứng với cường độ mưa nhỏ nhất Kiun là thông số có ảnh hưởng đáng kể đối với thời gian trễ. 1. Đặt vấn đề Trong các mô hình thủy văn thường có rất nhiều các thông số được ước lượng từ địa hình và đặc tính vật lý của đất tầng ngậm nước sử dụng đất trên lưu vực. Việc ước lượng các thông số này thường rất khó chính xác do giá trị các thông số vốn không thể đo được trực tiếp mà cần phải giả định một giá trị ban đầu nào đó tùy theo kinh nghiệm của người khai thác sau đó cần hiệu chỉnh để tìm ra bộ thông số tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả mô hình. Để Tác giả liên hệ. ĐT 84-4-38584943 E-mail chitrum@ rút ngắn hơn nữa thời gian hiệu chỉnh hay chính là giảm bớt khối lượng tính trong phương pháp tối ưu hoá xuất hiện nhu cầu phải giới hạn số lượng các thông số cần hiệu chỉnh nói cách khác là phải phân tích độ nhạy SA cho các thông số. SA là công cụ khảo sát và hoàn thiện cấu trúc mô hình chỉ ra các thông số quan trọng. SA đánh
đang nạp các trang xem trước