tailieunhanh - KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (tt) - Tiết 3

Kiến thức: - Hiểu và trình bày được mục tiêu chính của ASEAN. - Đánh giá được các thành tựu cũng như thách thức đối với ASEAN. - Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập. 2. Kĩ năng: - Lập đề cương và trình bày một báo cáo. - Cách tổ chức một bài hội thảo khoa học. 3. Thái độ: Có ý thức nổ lực trong học tập để xây dựng và phát triển đất nước nói riêng và khu vực nói chung. . | KHU VỰC ĐÔNG NAM Á tt Tiết 3. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ASEAN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu và trình bày được mục tiêu chính của ASEAN. - Đánh giá được các thành tựu cũng như thách thức đối với ASEAN. - Đánh giá được những thuận lợi khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập. 2. Kĩ năng - Lập đề cương và trình bày một báo cáo. - Cách tổ chức một bài hội thảo khoa học. 3. Thái độ Có ý thức nổ lực trong học tập để xây dựng và phát triển đất nước nói riêng và khu vực nói chung. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á - Phiếu học tập. III. Trọng tâm bài - Các mục tiêu chính và cơ chế hợp tác của ASEAN. - Những thành tựu đã đạt được và những thách thức của các nước ASEAN. IV. Tiến trình dạy học - Kiểm tra bài cũ trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á. - Mở bài Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN là một tổ chức KT-XH đang có sự phát triển không ngừng và vị trí ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Để nâng cao hơn sự hiểu biết về tổ chức này hôm nay chúng ta tìm hiểu bài Hiệp hội các nước Đông Nam Á. TG Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung 10 HĐ 1. Cả lớp. - GV trình bày sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ASEAN. I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN. 1. Giới thiệu chung - Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN được thành lập ngày 8 8 1967 bởi 5 nước - Việt Nam chính thức tham gia từ tháng 7 1995. - Tất cả các cơ chế đều hướng tới các mục tiêu chính của ASEAN. Thailand Indonesia Singapore Malaysia Philippines. - Số lượng các thành viên ngày càng tăng hiện nay có 10 thành viên. 2. Mục tiêu chính của ASEAN. - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế văn hóa giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. - Xây dựng ĐNA thành một khu vực hòa bình ổn định có nền kinh tế văn hóa xã hội phát triển. - Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước hoặc các tổ chức quốc tế khác. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình ổn định .