tailieunhanh - Hoàn cảnh ra đời và sự thành lập quốc tế II

Nửa sau thế kỉ XIX phong trào công nhân trên thế giới phát triển rất mạnh mẽ, diễn ra chủ yếu ở các nước tư bản phương Tây, được đánh dấu bằng việc ra đời của công xã Paris. Song Công xã Pris đã không đảm nhiệm được vai trò lãnh đạo của mình và đã tan rã, phong trào công nhân không vì thế mà suy thoái, ngược lại phong trào công nhân phát triển rất mạnh mẽ tiêu biểu là phong trào đấu tranh của công nhân Mỹ | Quốc tế II ra đời là một bước ngoặt lịch sử trong phong trào công nhân quốc tế, là sự kế thừa và sáng tạo học thuyết Mác trong phong trào cách mạng quốc tế. Ở thời kì đầu khi Ănghen còn sống ông đã không ngừng nổ lực đấu tranh cho việc ra đời và hoạt động của tổ chức quốc tế này, từ việc vận động cho quá trình thành lập Quốc tế II 1889 cho đến những hoạt động đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng phi Macxit đặc biệt là qua trình đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong đó chúng ta thấy cuộc chạm chán giữa tư tưởng của các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa Mác như : Laphacgơ, Lúcxămbua, Bêben, Dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ phong trào công nhân Ănghen chống lại các khuynh hướng của chủ nghĩa cơ hội mà đại diện tiêu biểu như: Béstanh, Becnơstainơ, Minlơrăng, Giôrexơ Diễn ra trong đảng Dân chủ - Xã hội, đảng công nhân về cơ bản họ đã giành được một số thắng lợi vè mặt tư tưởng, làm cho chủ nghĩa cơ hội không có điều kiện để phát triển, trổi dậy trong phong trào công nhân Quốc tế. Năm 1895 Ăngghen qua đời phong trào công nhân Quốc tế phải gánh chịu những tổn thất nặng nề,chủ nghĩa cơ hội đã tận dụng được thời cơ thuận lợi để tạo sự khuynh loát trong quốc tế II, dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xét lại và nhiều khuynh hướng tư tưởng trong quốc tế II làm cho phong trào công nhân quốc tế bị lái sang một quỹ đạo khác. Có một số nhà tư tưởng của chủ nghĩa xét lại đã ngang nhiên đứng trên lập trường của họ để xét lại và đòi bác bỏ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác. Quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại cũng diễn ra rất quyết liệt tại các Đảng xã hội và các Đảng công nhân ở các nước , đặt biệt ở các kì đại hội của quốc tế II. Sự đấu tranh giằng co giữa các nhà tư tưởng Mácxit với đại diện của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại, trong đó tiêu biểu Laphacgơ chống lại Béctanh sau này là Lênin nhưng cũng không thể kìm hãm sự phát triển của các trào lưu tư tưởng phi Mácxit. Cho đến đại hội IX xu hướng đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội và chũ nghĩa xét lại không còn mạnh mẽ như trước điều này đã dẩn đến sự phân liệt và tan rã của quốc tế II. Lênin nhận thấy rõ sự nguy hại của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại tại các cơ sở của phong trào công nhân quốc tế, đặt biệt là tại Đảng xã hội Đức vì vậy Lênin đã chuyển trung tâm cách mạng từ nước Đức về nước Nga, mục đích là để bảo vệ những thành tựu của phong trào công nhân quốc tế mà Mác và Ănghen đã xây dựng và cũng là sự chuẩn bị tất yếu cho sự ra đời của một tổ chức quốc tế mới về sau này.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN