tailieunhanh - Khả năng tự làm sạch của nguồn nước

Khả năng tự làm sạch của nguồn nước Nước thải được pha loãng với nước nguồn tiếp nhận đến một khoảng nào đó thì được xáo trộn hoàn toàn với nước nguồn. ở những điều kiện bình thường, trong nguồn nước sẽ diễn ra một chu trình kín sự cân bằng giữa sự sống của các loài động thực vật và vi sinh vật. Sự sống của chúng có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. | Khả năng tự làm sạch của nguồn nước Nước thải được pha loãng với nước nguồn tiếp nhận đến một khoảng nào đó thì được xáo trộn hoàn toàn với nước nguồn. ở những điều kiện bình thường trong nguồn nước sẽ diễn ra một chu trình kín sự cân bằng giữa sự sống của các loài động thực vật và vi sinh vật. Sự sống của chúng có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Khi nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và công nghiệp sẽ tạo thành một lượng dư chất gây phá vỡ chu trình. Sự ô nhiễm quá mức sẽ làm cho nhiều chất hữu cơ trở nên không ổn định làm cho cơ chế cân bằng của sinh vật sự cung cấp ôxy. diễn ra không bình thường. Tuy nhiên tiếp theo một khoảng cách nào đó về hạ nguồn tuỳ thuộc lượng các chất gây ô nhiễm lưu lượng nước nguồn các điều kiện thuỷ động của dòng chảy. những chu trình bình thường sẽ được phục hồi trở lại. Sự phục hồi này được gọi là sự tự làm sạch. Khi sự ô nhiễm diễn ra bởi quá nhiều chất hữu cơ thì sẽ thấy rõ và phân biệt được các vùng ô nhiễm và vùng phục hồi. Mỗi vùng được đặc trưng bởi các điều kiện hoá lý sinh mà có thể quan sát kiểm tra đánh giá được. Các vùng đó là Vùng phân huỷ Được hình thành ngay sau nguồn nước thải và được biểu hiện bởi độ đục và màu đen của nước. ở đây sẽ diễn ra sự phân huỷ kỵ khí sự tiêu thụ ôxy tăng nhanh xuất hiện CO2 và NH4. Các dạng sinh vật bậc cao đặc biệt là cá sẽ bị chết hoặc là chúng phải rời đi nơi khác. Nấm có thể hình thành và xuất hiện thành khối màu nâu trắng hoặc màu xám như những chiếc đũa nhỏ và chìm xuống vi khuẩn xuất hiện ít hơn nấm. Trong cặn lắng có một loài ấu trùng roi loài này nuốt cặn và thải cặn ra ở dạng ổn định và lại được các sinh vật khác sử dụng. Vùng phân huỷ mạnh Vùng này thấy rất rõ khi nước bị ô nhiễm nặng và đặc trưng bởi sự vắng mặt ôxy hoà tan diễn ra sự phân huỷ kỵ khí. Do kết quả của sự phân huỷ cặn các bọt khí và bùn cặn có thể xuất hiện trên mặt nước tạo thành váng màu đen. Nước sẽ có màu xám đen và có mùi hôi thối của các hợp chất chứa lưu huỳnh. Các vi sinh vật chủ yếu là vi khuẩn kỵ khí

TỪ KHÓA LIÊN QUAN